Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
73 lượt xem

Vợ có con với người khác, làm sao để không phải nuôi con của vợ?

Vậy nếu biết chắc con không phải của mình mà trong thời gian không được ly hôn, người chồng có thể làm gì nếu không muốn nuôi con thay người khác?

Bạn đọc N.V.Hùng gửi câu hỏi.

– Luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Luật sư Vũ Quang Đức

Luật sư Vũ Quang Đức

Luật Hôn nhân và gia đình (2014), điều 51 khoản 3 quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP điều 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6 quy định:

Trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai.

Trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.

Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc xác định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của chồng như sau:

a) Chồng của người mang thai hộ không có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

b) Chồng của người nhờ mang thai hộ không có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc khi người mang thai hộ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như thế, trường hợp vợ đang có thai, sinh con với bất kỳ người nào hoặc vợ đang mang thai, sinh con hộ người khác thì người chồng không được phép ly hôn với vợ.

Trường hợp biết chắc con không phải của mình, người chồng có thể làm gì?

Luật Hôn nhân và gia đình (2014), điều 88 quy định như sau:

Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm vợ chồng chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Như thế, trẻ sinh ra trong các trường hợp nêu trên được pháp luật thừa nhận là con chung của vợ chồng. Có nghĩa là trẻ sinh ra đương nhiên có quyền được lập khai sinh tên người cha là người chồng tại thời điểm hôn nhân và có quyền được cha mẹ hợp pháp thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… kể cả quyền được thừa kế.

Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình (2014), điều 89 khoản 2 quy định: “Người được nhận là cha, mẹ của một người thì vẫn có thể yêu cầu tòa án xác định người đó không phải là con mình”.

Điều 101 quy định:

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại điều 92 của luật này.

Quyết định của tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Căn cứ các quy định viện dẫn thì trường hợp người được nhận là cha, mẹ của một người thì vẫn có thể yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc tòa án xác định người đó không phải là con mình. Theo đó, người chồng có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc tòa án xác định con của vợ không phải là con mình, từ đó mới có căn cứ yêu cầu không cấp dưỡng nuôi con.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân – gia đình, kinh doanh – thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế…, chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: