Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
73 lượt xem

Truy tìm thú cưng thất lạc là nghề ‘việc nhẹ lương cao’

Nghề thám tử thú cưng đang trở thành một ngành nghề thịnh hành ở Trung Quốc - Ảnh: SCMP

Nghề thám tử thú cưng đang trở thành một ngành nghề thịnh hành ở Trung Quốc – Ảnh: SCMP

Công việc nghe có vẻ kỳ quặc, khó tin này thực ra đang trở thành một ngành nghề hot ở đất nước tỉ dân, khi thú cưng dần trở thành một người bạn thân thiết, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhiều người.

Giờ đây, các “con sen” cũng chấp nhận chi mạnh tay hơn cho các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ thú cưng để đem lại môi trường sống tốt nhất cho người bạn đặc biệt.

Thám tử thú cưng không phải là nghề dễ

Sự gắn kết tình cảm mà chủ dành cho thú cưng là lý do nghề thám tử đặc biệt này ra đời, đây là những người sẽ dành “toàn tâm toàn lực” để nhanh chóng đưa người bạn bốn chân về nhà khi chúng không may đi lạc.

Hầu hết các thám tử thú cưng đều tự quảng bá dịch vụ của mình trên mạng xã hội và nền tảng thương mại điện tử để thu hút khách hàng. 

Với mỗi trường hợp, họ thu thù lao từ 420 – 4.200 USD tùy vào độ khó.

Tuy nhiên, công việc này không hề nhàn rỗi như chúng ta tưởng. 

Theo báo SCMP, các thám tử thú cưng này cần phải có những kỹ năng đặc biệt mới có thể “đánh hơi” được nơi mà những chú chó, chú mèo đang đi lạc.

Bên cạnh đó, sự tỉ mỉ, sức bền và thể lực tốt là điều bắt buộc vì động vật có thể di chuyển trên diện rộng và chúng có xu hướng ẩn náu ở những nơi khó tìm.

Người chủ sẽ phải trả số tiền lớn để người bạn bốn chân của họ được trở về an toàn - Ảnh: AFP

Người chủ sẽ phải trả số tiền lớn để người bạn bốn chân của họ được trở về an toàn – Ảnh: AFP

Ngoài ra, các thám tử cũng cần hiểu rõ đặc điểm của từng loài, cũng như có kết nối tốt với các mạng lưới tìm kiếm thú cưng tại nhiều khu vực.

Hiện nay, việc sử dụng thành thạo và ứng dụng công nghệ hiện đại như camera ảnh nhiệt, máy dò tìm… cũng vô cùng cần thiết, để giúp việc điều tra trở nên chính xác và nhanh nhất có thể.

Cần sự tỉ mỉ, cẩn trọng, kỹ năng suy luận tốt

Anh Liu Wei, một thám tử thú cưng đang hành nghề, chia sẻ với tờ SCMP rằng anh khởi nghiệp vào năm 2012, là một trong những người đi đầu trong ngành nghề đặc biệt này.

Thời gian đầu, lợi nhuận không cao, cộng thêm việc áp lực đến từ khách hàng khiến anh từng có ý định từ bỏ công việc. Tuy nhiên, anh Liu vẫn chọn tiếp tục vì còn rất nhiều người nuôi thú cưng cần đến dịch vụ này.

Và đến nay, sau hơn 10 năm, Liu Wei đã có được uy tín, tiền bạc và những kinh nghiệm quý báu để tồn tại trong nghề. Tuy nhiên, điều đáng giá nhất vẫn là khoảnh khắc anh nhìn thấy khuôn mặt của những người chủ khi họ đoàn tụ với thú cưng của mình.

Một buổi tìm kiếm thú cưng thất lạc của các thám tử thú cưng Trung Quốc – Video: AFP

Một thám tử thú cưng khác tên là Yan Zhiyon (ngụ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) cho biết quá trình tìm kiếm thú cưng rất thú vị, công việc cũng giống như một thám tử bình thường nhưng cần phải chú ý nhiều hơn đến những chi tiết nhỏ.

Nhóm thường sẽ mang theo đèn pha, đèn pin, kính nhìn ban đêm, lưới và lồng để đi tìm kiếm những con vật cưng mất tích, thông thường là mèo và chó.

“Theo dấu vết do con mèo để lại, chẳng hạn như dấu chân trên hành lang và lông để lại ở các góc, chúng tôi khoanh vùng được vị trí chú mèo đang bị lạc và bắt đầu đi tìm nó” – Yan giải thích.

Niềm vui hội ngộ của người chủ và thú cưng cũng là thành công của các thám tử - Ảnh: Union Lake

Niềm vui hội ngộ của người chủ và thú cưng cũng là thành công của các thám tử – Ảnh: Union Lake

Trong một trường hợp khác, nhóm của thám tử Yan đã tìm thấy một con mèo ba tháng tuổi bị mắc kẹt trong khu vực thông gió. Để tiếp cận con mèo, một thành viên trong đội đã phải buộc dây thừng quanh eo và chui vào bế mèo ra từ lỗ thông gió.

Theo SCMP, thông thường hướng tiếp cận của các thám tử sẽ khác nhau theo từng loài, từng độ tuổi của con vật mất tích.

Công việc này tuy dựa trên kinh nghiệm của một thám tử bình thường, nhưng quan trọng nhất là những người làm nghề này phải hiểu rõ thói quen và đặc điểm của từng loài động vật mà họ đang tìm kiếm.

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: