Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
9 lượt xem

‘Tôi thực tập, thử việc, đâu phải người hầu mà bị sai vặt?’

'Tôi thực tập, thử việc, đâu phải người hầu mà bị sai vặt?' - Ảnh 1.

Nhiều cuộc tranh luận nảy ra khi thực tập sinh cho rằng họ cần được hưởng đầy đủ các chế độ, lương thưởng, trong khi doanh nghiệp lại có góc nhìn khác. Ảnh chụp sinh viên tham quan các mô hình công nghệ tại Ngày Sinh viên TP.HCM sáng tạo – Ảnh: TRIỆU VÂN

Trả lương, chế độ cho những người mới đi làm đang trở thành chủ đề nóng tại một số diễn đàn việc làm trực tuyến lớn trong nước vào những ngày đầu năm.

Thực tập, thử việc cũng cần có lương để sống

Đa phần các bài viết đều bày tỏ nỗi bất bình khi họ – những thực tập sinh, vừa tốt nghiệp và mới đi làm – không được các doanh nghiệp, đơn vị trả lương, chế độ rõ ràng.

Thu Trang (22 tuổi, ngụ Đồng Nai) kể với Tuổi Trẻ Online về nỗi chạnh lòng. Trang vừa tốt nghiệp ngành tài chính, được một người quen giới thiệu và bắt đầu thử việc từ hồi tháng 7-2024 tại một chi nhánh ngân hàng nhỏ.

Theo điều 28 Bộ Luật Lao động 2012, lương trong thời gian thử việc do người làm và doanh nghiệp thỏa thuận. Tuy nhiên phải đảm bảo ít nhất bằng 85% lương chính thức của vị trí đó. Nếu doanh nghiệp không tuân thủ quy định sẽ bị phạt tiền 2 – 5 triệu đồng.

Và theo điều 104 Bộ Luật Lao động 2012, thời giờ làm việc của một newbie không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần. Số tiền mà doanh nghiệp có thể bị phạt nếu yêu cầu newbie làm quá số giờ quy định trên rơi vào khoảng 20 – 25 triệu đồng.

Gọi là thử việc, nhưng gần như Trang phải làm mọi công việc như một nhân viên chính thức, từ giờ giấc, quy trình, nghiệp vụ. Trang kể, thậm chí nếu đi muộn, cô vẫn bị nhắc nhở, dù chỉ nhận được mức lương tượng trưng 30% lương chính thức.

“Những ngày nhiều việc, tôi cũng phải tăng ca như mọi người. Dịp Tết, ai cũng được thưởng vài tháng lương, còn tôi được lì xì 500.000 đồng. Lương không đủ để đổ xăng, cơm ăn bữa trưa”, Trang kể.

Cũng vừa tốt nghiệp thì đi làm tại một doanh nghiệp có trụ sở ở quận 3, Quốc Trung (23 tuổi) tâm sự ngoài chuyện không được hưởng các quyền lợi cơ bản về lương, chế độ, anh còn ấm ức khi bị mọi người xem như một chân sai vặt.

“Tôi hiểu người mới nên cố gắng một chút, nhường mọi người một chút. Nhưng tôi đâu phải người hầu, hở tí lại nhờ lấy hộ, mua hộ ly cà phê, tô hủ tiếu. Có người nhờ mua rồi không trả tiền”, Trung chia sẻ.

Thực tập sinh tại các đơn vị công lập, nhà nước còn khiến nỗi niềm của các bạn trẻ thêm dài. Trên một diễn đàn việc làm, “điệp khúc” được các thực tập sinh tả về hành trình này càng lâm ly hơn khi không những không có lương mà còn phải bỏ tiền mua quà, đãi tiệc, trở thành một chân sai vặt bưng nước pha trà thực thụ…

'Tôi thực tập, thử việc, đâu phải người hầu mà bị sai vặt?' - Ảnh 2.

Doanh nghiệp lại cho rằng các newbie hãy xem kỳ thực tập, thời gian thử việc chỉ để tích lũy, học hỏi kinh nghiệm – Ảnh minh họa: TRIỆU VÂN

Non năng lực, kém kinh nghiệm thì đừng đòi hỏi?

Những trải lòng của các thực tập sinh, người mới đi làm nhận được sự đồng tình rất lớn. Tuy nhiên cũng có không ít phản ứng ngược.

Tài khoản Facebook Hoàng Hưng nêu quan điểm: nhân viên có giá trị là nhân viên có khả năng mang lại lợi ích cho công ty. Giá trị của một nhân viên được thể hiện, đo lường qua hai yếu tố là năng lực và kinh nghiệm.

“Cho dù có bằng giỏi thì năng lực làm việc của một người mới cũng còn non kém. Chưa đi làm thì lấy đâu kinh nghiệm? Vì thế, đừng đòi hỏi quá nhiều”, tài khoản này bình luận.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, anh Đức Hòa – chủ một doanh nghiệp truyền thông tại quận 1, TP.HCM – cho rằng việc trả lương là điều cần thiết để tạo động lực làm việc cho người mới đi làm, thực tập sinh. Tuy nhiên đã rất nhiều lần anh “ngỡ ngàng ngơ ngác” trước những đòi hỏi về lương bổng, chế độ mà họ đưa ra.

Anh còn đánh giá thái độ làm việc “vui thì sôi nổi, buồn thì hững hờ”, “ba bữa lại xin nghỉ vì có việc gia đình”…

“Không biết các bạn dựa vào đâu mà có thể yêu cầu tôi mức lương 15-20 triệu đồng/tháng, trong khi mình chỉ mới ra trường, CV cũng không có gì quá nổi bật”, anh Hòa nói.

Chủ một doanh nghiệp đang có hơn 100 lao động tại TP.HCM chia sẻ quan điểm rằng “khi bạn không tạo ra giá trị, bạn chính là chi phí”. Nếu đã không có kinh nghiệm, năng lực còn non kém thì không nên đòi hỏi quá nhiều là quan điểm của người này.

“Lúc đó, bạn là chi phí của công ty đấy. Nên phải biết và cố gắng tận dụng thời gian đầu để học hỏi tích lũy kinh nghiệm thay vì đòi hỏi quá nhiều quyền lợi cao hơn năng lực bản thân”, vị này nói.

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: