Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
57 lượt xem

Tiểu hành tinh ‘hung hăng’ nhất hệ Mặt Trời

Pallas có vô số miệng hố khổng lồ trên bề mặt do va chạm với các hành tinh khác, khiến nó vênh lên như hình quả bóng golf độ phân giải thấp.

Pallas có đường kính 512 km là tiểu hành tinh lớn thứ ba trong vành đai các tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, chiếm khoảng 7% tổng khối lượng của khu vực. Khi Pallas được phát hiện vào năm 1802 bởi nhà thiên văn học người Đức là Heinrich Wilhelm Matthäus Olbers, nó chỉ là tiểu hành tinh thứ hai từng được tìm thấy. Ban đầu, Pallas được phân loại là một hành tinh riêng biệt.

Các nhà khoa học nhận định Pallas có một đường đi kỳ lạ trong không gian. Nó lao vào rồi lại bay ra khỏi vành đai quỹ đạo chính khi đi theo một đường bay xung quanh Mặt Trời, quỹ đạo này cũng lệch rất nhiều so với các quỹ đạo của những tiểu hành tinh khác. Pallas có thể bay lên phía Bắc và phía Nam, phía trên và bên dưới mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất hoặc bay xung quanh Mặt Trời. Đáng chú ý, Pallas có rất nhiều vật thể nhỏ bay bám theo.

Hai góc chụp của Pallas cho thấy bề mặt có vô số miệng hố do va chạm. Ảnh: Viện Công nghệ Massachusetts

Hai góc chụp của Pallas cho thấy bề mặt có vô số miệng hố do va chạm. Ảnh: Viện công nghệ Massachusetts

Nhà thiên văn học Michaël Marsset làm việc tại phòng nghiên cứu khoa học khí quyển Trái Đất thuộc Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ), tác giả chính của một bài báo mô tả các hình ảnh: “Từ những hình ảnh này, chúng ta có thể nói rằng Pallas là vật thể nguy hiểm nhất nằm trong vành đai tiểu hành tinh”. Các nhà nghiên cứu cho biết, các tiểu hành tinh trong vành đai này di chuyển rất nhanh, chúng cũng có xu hướng quỹ đạo rất giống nhau. Khi những tảng đá không gian này va vào nhau, các vụ va chạm có thể là thảm họa, tạo ra các miệng hố khổng lồ.

Nó giống như lái một chiếc xe tải ở tốc độ gần 130 km/h trên đường cao tốc rồi va vào một một chiếc xe khác cũng đang lao đi với vận tốc 132 km/h. Vụ va chạm này sẽ tạo ra một số thiệt hại nhưng nếu hai tài xế vẫn giữ vững tay lái để kiểm soát chiếc xe của mình thì hậu quả sẽ được giảm thiểu. Giống như thế, các vật thể trong vành đai tiểu hành tinh thường có rất nhiều miệng hố do va chạm. Pallas thì có vô số miệng hố khổng lồ.

Khi Pallas đi qua một khu vực, nó giống như việc một đoàn tàu chở hàng lao trên đường cao tốc với tốc độ cao, va chạm rồi làm nổ tung những chiếc xe hơi khác thành những mảnh thép và nhựa. Sau đó nó tiếp tục di chuyển trên quỹ đạo điên rồ của mình và không bị cản trở nhờ động lực khổng lồ của chính nó. Quá trình này đã diễn ra hàng tỷ năm, xuất hiện hai lần mỗi khi Pallas quay quanh Mặt Trời. Hậu quả là tạo ra một tiểu hành tinh bị vênh lên đến nỗi trông giống như hình ảnh một quả bóng golf có độ phân giải thấp.

Pallas đã trải qua va chạm nhiều gấp hai đến ba lần so với Ceres và Vesta, hai vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh. “Quỹ đạo nghiêng của nó là một lời giải thích đơn giản cho bề mặt rất kỳ lạ mà chúng ta không nhìn thấy trên một trong hai tiểu hành tinh kia”, Marsset nói.

Các hình ảnh chụp bằng thiết bị SPHERE tại đài thiên văn Very Large Telescope ở Chile cho thấy Pallas có ít nhất 36 hố có đường kính hơn 30 km và rộng 400 km. Miệng hố va chạm trên đường xích đạo của tiểu hành tinh có thể do va chạm với một vật thể rộng 40 km. Pallas cũng có một điểm sáng trên bán cầu nam của nó mà các nhà nghiên cứu nghi ngờ có thể là một mỏ muối lớn.

An Phạm (Theo livescience)


Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: