Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
53 lượt xem

Rất nhiều người thích ra chợ để tận tay quẹo lựa thay vì nhấn lệnh ‘đặt mua’

Mua sắm online thành xu hướng, nhiều người trẻ vẫn mê không khí chợ truyền thống - Ảnh 1.

Trong thời buổi mua hàng online trở thành xu hướng, nhiều người trẻ lựa chọn cân bằng giữa đi chợ truyền thống và mua sắm trực tuyến – Ảnh: A.X

Nhiều bạn cho biết mình vẫn thích cảnh đi chợ truyền thống, siêu thị để tận tay lựa thực phẩm, đồ dùng.

Thích không khí mua bán nhộn nhịp ở chợ

“Tôi hòa nhập chứ không hòa tan” là câu trả lời của chị Ngô Trần Kim Thảo (ở quận Tân Phú, TP.HCM) khi được hỏi vì sao vẫn lựa chọn đi chợ truyền thống.

Kim Thảo, 25 tuổi, cho biết từ nhỏ thường theo mẹ xách giỏ ra chợ quê mua đồ về nấu cơm hằng ngày, được tận mắt tận tay “quẹo lựa” những loại thực phẩm tươi roi rói như thịt heo, cá, hải sản… mà tiểu thương ở chợ mới lấy hàng về.

Ngoài ra, Thảo thích không khí buôn bán tấp nập, trả giá nhộn nhịp ở chợ. “Đi chợ với mẹ, tôi được dạy phân biệt từng loạt thịt, cách phân biệt cá còn tươi không”, cô nói.

Khi lên TP.HCM học và đi làm, cô gái quê Cà Mau vẫn giữ thói quen đi chợ, thêm cả việc đi siêu thị. Do không có thời gian đi chợ mỗi ngày nên cứ ba ngày, chị đi một lần, mua đồ đủ cho mấy bữa ăn.

“Chợ ở TP cũng như ở quê, mua rau được tặng thêm hành lá, ngò rí. Còn sả bằm thì mua 1.000 – 2.000 đồng người ta vẫn bán. Có thiếu gì chạy ra chợ sát bên nhà mua cho lẹ, còn đặt trên mạng đợi ship đến có khi qua bữa cơm rồi”, Thảo nói. Thi thoảng, cô cũng đến chợ truyền thống mua quần áo secondhand vì giá rẻ, mẫu mã đa dạng.

Tương tự, anh Trần Quốc Cường (22 tuổi, ở quận Bình Thạnh) cũng ưu tiên mua hàng hóa trực tiếp ở chợ, siêu thị. Anh thường ghé chợ chồm hổm trước khu nhà trọ, nếu không có đồ cần mua thì sang chợ Thanh Đa.

“Tôi thích đi dạo trong chợ, nhiều khi không biết ăn gì nhưng đi một hồi sẽ nghĩ ra được nhiều thứ để mua. Có khi tạt vô ăn sáng hay ăn vặt cũng ok.

Ở một số khu du lịch nổi tiếng, tôi ít dám đi chợ vì sợ bị chặt chém, nhưng còn chợ truyền thống ở Sài Gòn, nhất là chợ gần nhà tôi hay đi thì việc mua hàng ở chợ là bình thường, không sợ bị chặt chém vì đa phần họ bán lâu năm rồi.

Lâu lâu… xui xui thì mới mua nhầm chỗ kê giá cao hơn nhiều so với những nơi còn lại thôi”, anh cười.

Cân bằng giữa truyền thống và hiện đại

Mua sắm online thành xu hướng, nhiều người trẻ vẫn mê không khí chợ truyền thống - Ảnh 2.

Người dân mua sắm ở chợ Tân Sơn Nhất, quận Gò Vấp, TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Là những người trẻ hiện đại, chị Thảo, anh Cường không phủ nhận lợi ích và xu hướng của mua sắm trực tuyến là tiện lợi, nhanh gọn. Chỉ cần ngồi nhà đặt hàng, chuyển khoản thì sẽ có shipper giao tới.

Bản thân chị Thảo và bạn cùng phòng trọ vẫn tận dụng tiện ích này, song đa phần là đối với quần áo, mỹ phẩm. Còn thực phẩm, đồ gia dụng được Thảo ưu tiên chọn mua trực tiếp ở chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi, siêu thị.

“Giá cả ở chợ thật ra cũng không chênh gì nhiều so với siêu thị hay các nền tảng mua sắm online nếu bạn mua ở chỗ bán lâu năm, uy tín, hoặc là mối ruột của mình”, cô gái là nhân viên ngân hàng chia sẻ.

Với Cường, bên cạnh đi chợ, anh cũng hay vào siêu thị “săn sale”, tức canh lúc một số mặt hàng giảm giá thì chọn mua.

Cũng là người thường xuyên đi chợ, chị Bảo Trân (ở quận 12) nói thích nhất là đến chợ chính tay mình lựa được đồ tươi ngon, có thể trả giá được.

“Tất nhiên cũng phải nắm giá thị trường để xem chỗ đó bán đắt hay không mà còn mặc cả”, cô gái 32 tuổi cho hay mình thích sự giao tiếp giữa người với người ở chợ. Đôi lần mua hàng xong, chị còn nán lại trò chuyện với cô bán thịt heo, bán trái cây.

Theo quan sát cá nhân, chị Trân cho hay bây giờ đến một số chợ truyền thống ở TP lẫn ở quê đều ít thấy bóng dáng người trẻ, dù có cũng chỉ thi thoảng. “Đa phần mọi người đều chọn mua online cho các mặt hàng vì tiện lợi.

Bản thân tôi bữa nào quá bận hay không khỏe cũng mua online thực phẩm còn sống, lúc thì mua đồ nấu chín sẵn, chỉ việc đặt về rồi ăn cho nhanh”, chị Trân chia sẻ. “Nhưng tôi muốn đi chợ nhiều hơn cũng là để ủng hộ mấy cô chú bán ở đó”, chị nói thêm.

Mua sắm online thành xu hướng, nhiều người trẻ vẫn chuộng chợ truyền thống - Ảnh 2.Chợ truyền thống ở đô thị

TTCT – Theo số liệu của Nielsen năm 2020, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỉ USD mỗi năm.

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: