Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
26 lượt xem

‘Ông trùm’ xuất khẩu và nỗi khổ hàng gặp chiến tranh

'Ông trùm' xuất khẩu và nỗi khổ hàng gặp chiến tranh - Ảnh 1.

Ông Phan Minh Thông – chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh – kể về những lần “đứng tim” khi hàng nông sản xuất khẩu đang đi gặp chiến tranh – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đằng sau chuyện doanh thu hàng trăm triệu đô và trụ vững với những “quả ngọt”, lần đầu tiên ông Thông trải lòng những nỗi khổ của doanh nghiệp xuất khẩu, hơn 20 năm trên thương trường quốc tế.

“Đứng tim” với 100 container hàng đang đi gặp… tên lửa

Trong 2 năm gần đây, Công ty cổ phần Phúc Sinh gặp vô vàn những tình huống “nóng” khi hàng lên tàu rời bến. Chèo lái để bảo toàn hàng hóa, doanh nghiệp đã nhiều lần cân não, thót tim.

Năm 2022, khi 100 container tiêu đang trên đường tới thành phố St.Petersburg và thành phố cảng Odessa (Nga) thì Ukraine bắn tên lửa vào thành phố. 

Phúc Sinh và khách hàng đều bất ngờ vì không ai chuẩn bị. Các hãng tàu đến Nga đều dừng, phía Ukraine gặp khó khăn tài chính. 90% khách hàng nói kéo hàng về hay tìm khách khác để bán.

“Như ngàn cân treo sợi tóc”, doanh nghiệp họp bàn và cho dừng hàng tại cảng chuyển tải, cùng lúc đã liên hệ chào bán với khách Thụy Sĩ, Đức, Tây Ban Nha… Sau một tuần làm việc như con thoi, 100 container được bán và thu tiền đầy đủ.

Tưởng chỉ hú hồn một phen, tháng 10-2023, doanh nghiệp chi đến 30.000 euro để dự hội chợ thực phẩm đồ uống lớn nhất châu Âu ở thành phố Kohn, Đức. 

Đang dự thì nghe tin xung đột Israel và Hamas nổ ra, kế hoạch chuẩn bị bán hàng cho khách trong phiên hội chợ bị nhấn chìm. Khách hàng từ Israel và Palestine lo lắng vì rủi ro khi đến đây. Có khách nói bom nổ cách nhà kho họ có 20m và chưa muốn kinh doanh.

“Tai họa” lớn rơi xuống lần thứ 2, doanh nghiệp phải tìm cách giải quyết để bán được hàng mà vẫn an toàn cho khách.

Khó khăn khác có thể kể đến trong năm 2024 là giá nguyên liệu tăng khủng khiếp, việc điều hành doanh nghiệp không dễ dàng, phải liên tục thay đổi chiến lược, tìm nguồn hàng thay thế, tìm thị trường mới… từ châu Âu, qua Mỹ và Trung Đông, châu Á…

'Ông trùm' xuất khẩu và nỗi khổ hàng gặp chiến tranh - Ảnh 2.

Công ty cổ phần Phúc Sinh nằm trong tốp đầu của Việt Nam về xuất khẩu tiêu sang thị trường châu Âu – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Quá khó khăn buộc doanh nghiệp phải tư duy mới

Bán hàng sang thị trường quốc tế, gặp quá nhiều khó khăn, phải tư duy mới, phải nỗ lực gấp đôi mới có một lượng khách hàng lớn.

Mệnh đề và kết quả này rơi vào câu chuyện kinh doanh cà phê của Phúc Sinh. Vì yêu thích cà phê và khám phá những vùng nguyên liệu mới, nhà máy cà phê Arabica Sơn La ra đời với số vốn không hề nhỏ. Khi kinh doanh lại gặp vấn đề lớn: không ai mua!

Nếu như hàng chục container cà phê Robusta bán dễ dàng, thì cà phê Arabica lại rất khó vì thuộc phân khúc khác, người mua lựa chọn và cân nhắc kỹ. Không bán được hàng, cảm giác bị cô lập, bế tắc, đâu cũng như va vào tường và vượt được tường, doanh nghiệp cũng tự tìm giải pháp để có lối thoát và phát triển.

Nhiều lần ngồi lại tìm phương cách để nhiều công ty mua hàng trên thế giới biết đến Phúc Sinh và chìa khóa nằm ở phát triển bền vững ESG mà doanh nghiệp đã xây dựng được 6 năm. Một mùa kinh doanh cà phê Arabica nhộn nhịp và nhiều may mắn, bắt đầu từ giữa năm qua.

Từ đây, doanh nghiệp được “trải hoa hồng” khi gọi vốn từ hai quỹ đều ở Hà Lan với 25 triệu USD và 575.000 euro. Việc gọi vốn thành công trong lúc kinh tế thế giới khó khăn với công ty nông nghiệp, như tạo được nhiều cảm hứng cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Doanh nghiệp cần được hoàn thuế để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu

Lĩnh vực xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, suy giảm nguồn cung kéo giá cả hàng hóa tăng vọt và biến động không ngừng. Chuỗi cung ứng cũng liên tục gặp khó, giá cước vận tải tăng, chưa kể các rào cản thương mại khác.

Trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu đã vô cùng nỗ lực trụ vững, tiếp tục tạo đầu ra cho các ngành hàng và công ăn việc làm cho người lao động.

Đầu vào doanh nghiệp đều có thuế VAT. Xuất khẩu thì VAT bằng 0 nên doanh nghiệp cần được hoàn thuế. Nếu không được hoàn thuế, doanh nghiệp sẽ gặp các vấn đề theo chuỗi liên hoàn, bao gồm: sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.

Trong khi doanh nghiệp chậm nộp thuế sẽ bị phạt 0,05%/ngày. Số tiền hoàn thuế rất lớn nhưng từ 7, 8 tháng đến cả năm, doanh nghiệp không nhận được một sự hỗ trợ nào cả. Doanh nghiệp kiến nghị cơ quan thuế tích cực hoàn thuế để thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

PHAN MINH THÔNG
(chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh) 

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: