Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
14 lượt xem

Ngày 25-12 bắt đầu xác thực cá nhân: Lên mạng yên tâm hơn!

Giới trẻ nghĩ gì khi phải xác thực cá nhân trên mạng xã hội? - Ảnh 1.

Tài khoản đã xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân mới được đăng bài, bình luận, livestream… – Ảnh: LÊ HUY

Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25-12-2024 về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng quy định tài khoản đã xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân mới được đăng bài, bình luận, livestream.

Xác thực cá nhân: Yên tâm hơn khi dùng mạng xã hội

Từng là nạn nhân trên mạng xã hội, Song Ngân (21 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM ) kể kẻ lừa đảo nhắn tin cho bạn bè của cô, vu khống rằng cô mua hàng không trả tiền và cả tráo hàng.

Không những thế, người này còn đăng tải thông tin sai sự thật trên Facebook, sử dụng hình ảnh cá nhân của Ngân và bạn bè kèm nội dung bôi nhọ.

Vì vậy, Ngân ủng hộ quy định mới và hy vọng có thể ngăn chặn hành vi mạo danh, lừa đảo và gian lận online. Việc này cũng tăng cường bảo đảm an ninh thông tin cũng như bảo vệ người dùng, vì kiểm soát được danh tính thực của tài khoản.

Tương tự, Minh Nguyệt (30 tuổi, Thừa Thiên Huế) bức xúc khi bị kẻ gian hack tài khoản Facebook rồi giả danh cô nhắn tin mượn tiền bạn bè, lừa tới hơn 20 triệu đồng. Minh Nguyệt cũng hoàn toàn ủng hộ việc xác thực cá nhân các tài khoản mạng xã hội, vì sẽ chặn các tài khoản “rác”, giả mạo.

Cùng quan điểm, Trung Hiếu (20 tuổi, TP Thủ Đức) nói việc xác thực thông tin góp phần xây dựng không gian mạng lành mạnh, văn minh.

Từ đó, mọi người có thể giao tiếp và chia sẻ thông tin một cách an toàn, có trách nhiệm với phát ngôn, hình ảnh của mình khi đăng tải lên không gian mạng.

Giới trẻ nghĩ gì khi phải xác thực cá nhân trên mạng xã hội? - Ảnh 2.

Song Ngân cho rằng quy định mới sẽ hạn chế phần nào tình trạng bị công kích, bôi nhọ danh dự người khác và cả bạo lực mạng – Ảnh: NVCC

Còn đó câu hỏi về bảo mật thông tin cá nhân

Bên cạnh mặt tích cực, Trung Hiếu cho rằng việc xác thực tài khoản có thể khiến nhiều người ngần ngại bày tỏ quan điểm cá nhân, nhất là các ý kiến mang tính phê phán. Điều này có thể làm giảm tính cởi mở và khả năng phản biện trong các vấn đề xã hội.

Ngoài ra, Hiếu cũng đặt câu hỏi về việc bảo vệ quyền thông tin cá nhân của người dùng mạng xã hội. Hiếu đề xuất cơ quan chức năng rà soát chặt chẽ đối với các nền tảng để bảo vệ thông tin người dùng, như mã hóa dữ liệu, ngăn chặn rò rỉ thông tin, cam kết tính bảo mật… Làm được vậy, người dùng mạng xã hội sẽ tin tưởng, dễ thích nghi hơn.

Giới trẻ nghĩ gì khi phải xác thực cá nhân mạng xã hội? - Ảnh 3.

Trung Hiếu hoàn toàn đồng tình với nghị định này vì giúp cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động trên mạng xã hội – Ảnh: NVCC

Tương tự, Gia Hân (19 tuổi, TP Thủ Đức) nghĩ quy định này có thể giảm bớt tài khoản ảo, hạn chế các hành vi tiêu cực như tung tin giả, quấy rối, lừa đảo trực tuyến…

“Khi phải chịu trách nhiệm với danh tính thật, người dùng sẽ phải cân nhắc hơn trước khi đăng bài, bình luận, giúp môi trường mạng văn minh hơn”, Hân nói.

Tuy nhiên, điều bạn lo ngại là quy định này có thể gây khó khăn cho nhóm người thiếu kỹ năng công nghệ, nhất là người lớn tuổi hay người dân ở vùng sâu vùng xa, những nơi ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ xác thực số.

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: