Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
69 lượt xem

Mưa đá ở trung tâm Sài Gòn

Chiều 14/6, sau thời gian dài nắng nóng, nhiều quận ở trung tâm TP HCM xuất hiện mưa đá bằng đầu ngón tay cái.

Khoảng 15h, mây đen kéo mù mịt, sau đó mưa lớn trút xuống khu vực trung tâm TP HCM. Trong cơn mưa nhiều hạt đá nhỏ, bằng đầu ngón tay út người lớn rơi xuống mặt đường, mái nhà tạo thành tiếng động lớn liên tục.

Anh Hải nhà ở quận 1 cho biết chiều nay khi trời đang mưa lớn anh nghe tiếng “bộp bộp” trên mái nhà kéo dài gần 10 phút. Thấy lạ, anh ra sân quan sát phát hiện nhiều viên đá nhỏ rơi xối xả theo mưa xuống đất. “Hạt mưa nhỏ khoảng bằng ngón tay cái, tan nhanh ngay sau đó”, anh nói.

Mưa đá to bằng ngón tay cái ở trung tâm TP HCM. Ảnh: Người dân cung cấp

Mưa đá to bằng ngón tay cái ở trung tâm TP HCM. Ảnh: Người dân cung cấp

Nhiều người tỏ ra bất ngờ vì mưa đá ít xảy ra ở TP HCM, đặc biệt là ở trung tâm nên đã dùng điện thoại quay video, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để chia sẻ. “Cả văn phòng đang làm việc thì nghe tiếng động lớn ở vách kính nên kéo nhau ra xem. Ban đầu mọi người còn không tin có mưa đá cho đến khi tận mắt thấy”, chị Tuyết, nhân viên văn phòng ở quận 1 nói.

Tương tự, cách đó khoảng ba km, chị Lê Thị Hoa cùng nhiều người chạy xe máy trên đường ở quận 7 phải dừng lại vì mưa đá xối xả vào mặt và người, gây đau. Các viên đá có đường kính khoảng 0,5 cm. Một số khu vực khác như quận 3, 4, Bình Thạnh… cũng ghi nhận xảy ra mưa đá.

Cơn mưa giông lớn chiều nay cũng khiến nhiều tuyến đường ở trung tâm như Huỳnh Thúc Kháng, Lê Lợi, Calmette, Nguyễn Thái Bình… bị ngập, hàng loạt cây xanh gãy đổ.

Mưa đá Sài Gòn

Mưa đá tại quận 1 được người dân ghi lại. Video: Người dân cung cấp

Ông Lê Đình Quyết, Phó phòng Dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết mưa đá xuất hiện do đối lưu không khí mạnh. Trước khi xảy ra mưa đá, nhiệt độ ngoài trời và độ ẩm rất cao khi có mưa đột ngột sẽ hình thành đối lưu không khí tạo mưa đá.

Theo một chuyên gia khí tượng, mưa đá thường xuất hiện ở Bắc Bộ do địa hình nhiều đồi núi. Tuy nhiên, khoảng 20 năm trở lại đây hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn ở TP HCM và Nam Bộ do biến đổi khí hậu, nắng nóng sau đó mưa đột đột.

Cơn mưa giông lớn chiều này cũng gây ngập nhiều tuyến đường ở TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Cơn mưa giông lớn chiều này cũng gây ngập nhiều tuyến đường ở TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Tại TP HCM, nhiều ngày trước nắng nóng oi bức làm cho độ bất ổn định của không khí lớn, hình thành mây giông. Khi mây giông lên tới 7-8 km độ cao, nước mưa bên trong đám mây ngưng tụ thành nước đá.

Lần gần đây nhất mưa đá được ghi nhận ở TP HCM là vào tháng 6/2022. Thời điểm đó, hiện tượng này xảy ra tại các quận ngoại thành như Tân Phú, Tân Bình.

Đình Văn – Quỳnh Trần – Thanh Tùng


Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: