Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
9 lượt xem

Giáo hoàng chọn tông hiệu như thế nào

Tân Giáo hoàng thường chọn tông hiệu theo hướng tôn vinh một vị thánh, người tiền nhiệm hoặc phản ánh định hướng lãnh đạo Giáo hội.

Chọn tông hiệu là một trong những hành động đầu tiên của tân Giáo hoàng sau khi được bầu làm người đứng đầu Giáo hội.

Đây là tiền lệ được thiết lập từ thời Trung cổ, dù Giáo hội không có quy định về việc này. Giống các nghi lễ và truyền thống khác, tông hiệu mới của tân Giáo hoàng mang đậm dấu ấn của lịch sử Công giáo qua nhiều thế kỷ, và thường được các tín đồ, học giả phân tích kỹ lưỡng để khám phá nhiều tầng ý nghĩa.





Tân Giáo hoàng Leo XIV ra mắt tín đồ từ ban công Vương cung Thánh đường Thánh Peter ngày 8/5. Ảnh: AP

Tân Giáo hoàng Leo XIV ra mắt tín đồ từ ban công Vương cung Thánh đường Thánh Peter ngày 8/5. Ảnh: AP

Theo Kinh Thánh, Thánh Peter, một trong 12 tông đồ của Chúa Jesus, được Chúa đổi tên từ tên khai sinh là Simon, nhưng điều này diễn ra trước khi ông được coi là Giáo hoàng đầu tiên.

500 năm sau, truyền thống chọn tông hiệu mới hình thành, khi Giáo hoàng John II không dùng tên khai sinh là Mercurius, vì cho rằng tên ông quá giống vị thần ngoại giáo Mercury.

Giáo hoàng tiếp theo đổi tên là Peter Canepanova, người chọn tông hiệu John XIV vào thế kỷ 10 để tránh mang tên Giáo hoàng Peter II, theo Liam Temple, phó giáo sư lịch sử Công giáo tại Đại học Durham, Anh. Tân Giáo hoàng sẽ không chọn tông hiệu là Peter, nhằm bày tỏ sự tôn kính với Giáo hoàng đầu tiên, nhưng cũng có thể vì lời tiên tri tồn tại hàng thế kỷ rằng Giáo hoàng Peter II sẽ là Giáo hoàng cuối cùng.

Sau thế kỷ 10, việc tân Giáo hoàng chọn tông hiệu trở thành thông lệ. Các Giáo hoàng đến từ những quốc gia như Pháp và Đức chọn những cái tên đậm chất Italy hơn để giống với những người tiền nhiệm.

Kể từ đó, chỉ có hai Giáo hoàng dùng tên rửa tội của mình sau khi được bầu, gồm Giáo hoàng Marcellus II và Adrian VI, tại vị trong thế kỷ 16.





Tượng Thánh Peter cầm chìa khóa Nước trời tại Vatican, ngày 16/4. Ảnh: AFP

Tượng Thánh Peter cầm chìa khóa Nước trời tại Vatican, ngày 16/4. Ảnh: AFP

Nhiều Giáo hoàng chọn tông hiệu theo hướng tôn vinh một vị thánh, người tiền nhiệm nổi bật, hoặc một biểu tượng mà ông muốn tiếp nối.

“Việc chọn tông hiệu đôi khi chịu ảnh hưởng từ các Giáo hoàng tiền nhiệm, những người từng dẫn dắt Giáo hội qua khủng hoảng, thúc đẩy cải cách hoặc có ảnh hưởng lớn, dù không phải lúc nào cũng vậy”, ông Temple nói.

John là tông hiệu phổ biến nhất, được 21 Giáo hoàng lựa chọn, tiếp đến là Gregory và Benedict. Giáo hoàng Benedict XVI (triều đại 2005-2013) đã chọn tông hiệu này để tôn vinh Thánh Benedict và Giáo hoàng Benedict XV, người đứng đầu Vatican trong Thế chiến I, nhằm thể hiện cam kết với hòa bình, hòa giải.





Những tông hiệu được 5 giáo hoàng trở lên lựa chọn. Đồ họa: CNN

Những tông hiệu được 5 Giáo hoàng trở lên lựa chọn. (Số liệu thống kê chưa tính đến Giáo hoàng Leo XIV mới nhậm chức). Đồ họa: CNN

Trong nhiều thế kỷ, Vatican ghi nhận 44 tông hiệu chỉ được sử dụng một lần, gần đây nhất là Giáo hoàng Francis.

Giáo hoàng Francis, tên khai sinh là Jorge Mario Bergoglio, chọn tông hiệu này để tôn vinh Thánh Francis thành Assisi, người nổi tiếng với tình yêu hòa bình, thiên nhiên, quan tâm đến người nghèo, nỗ lực gắn kết các hệ phái trong Giáo hội. Những giá trị này đã định hình trọng tâm mục vụ trong triều đại của Giáo hoàng Francis.

Theo ông Temple, quyết định này mang “ý nghĩa lịch sử to lớn”, do đã gần 1.100 năm kể từ lần cuối Vatican có lãnh đạo mang tông hiệu độc nhất là Giáo hoàng Lando, người tại vị chưa đầy một năm vào thế kỷ 10.





Thánh Francis thành Assisi, người truyền cảm hứng cho tông hiệu của Giáo hoàng Francis. Ảnh: CNN

Thánh Francis thành Assisi, người truyền cảm hứng cho tông hiệu của Giáo hoàng Francis. Ảnh: CNN

Ngày 8/5, mật nghị Hồng y đã bầu ra người kế nhiệm Giáo hoàng Francis. Hồng y Robert Francis Prevost, 69 tuổi, trở thành Giáo hoàng Leo XIV, đánh dấu lần đầu trong lịch sử Giáo hội có lãnh đạo là người Mỹ.

Chuyên gia Temple đánh giá tông hiệu Leo có thể phản ánh mong muốn tiếp tục con đường cải cách. Tông hiệu Leo gợi nhớ Giáo hoàng Leo XIII, nổi tiếng vì thúc đẩy công bằng xã hội, thu nhập xứng đáng cho người lao động và điều kiện lao động an toàn.

Trong phát biểu đầu tiên, Giáo hoàng Leo XIV đã phác thảo tầm nhìn của ông về một Giáo hội “xây dựng những nhịp cầu và tham gia vào đối thoại”. Ông kêu gọi mọi người “thể hiện lòng bác ái” với nhau “và đối thoại bằng tình yêu thương”.

Đức Trung (Theo CNN, Vatican News, Catholic News Agency)





Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: