Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
29 lượt xem

Giá cà phê tăng kỷ lục, đóng góp 80% giá trị xuất khẩu của Gia Lai

Cà phê đóng góp 80% giá trị xuất khẩu của Gia Lai - Ảnh 1.

Các vùng sản xuất cà phê tại Gia Lai đã chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch trong bối cảnh giá duy trì ở mức cao – Ảnh: TẤN LỰC

Ngày 16-10, Sở Công thương tỉnh Gia Lai cho biết trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước hơn 700 triệu USD, đạt hơn 93% kế hoạch với sản phẩm hàng đầu là cà phê.

Cụ thể, riêng mặt hàng cà phê xuất khẩu đạt sản lượng 193.000 tấn, tương ứng 552 triệu USD, chiếm 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo ông Phạm Văn Binh – giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai – giá trị xuất khẩu cà phê hiện đã tăng 26% so với cùng kỳ.

Giá cà phê liên tục duy trì ở mức cao đã đóng góp lớn vào tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Tỉnh đang tích cực quảng bá sản phẩm cà phê Gia Lai tại các chương trình xúc tiến trong ngoài nước và quảng bá trên các kênh truyền thông.

Vừa qua, Sở Công thương Gia Lai đã tiếp đón một đoàn doanh nghiệp Nhật Bản tới khảo sát thị trường cà phê Gia Lai và được giới thiệu tới một số doanh nghiệp chế biến lớn của tỉnh.

Bước đầu, các doanh nghiệp Nhật Bản đặt vấn đề sẽ độc quyền phân phối cà phê hòa tan của Gia Lai vào thị trường Nhật Bản và Malaysia dưới nhãn hiệu Cà phê Gia Lai.

Trước diễn biến giá cà phê liên tục duy trì ở mức cao, ông Nguyễn Văn Hoan – phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai – khuyến cáo nông dân giữ ổn định diện tích cà phê, tránh sản xuất theo phong trào, chạy theo giá thị trường lúc lên cao.

Thay vào đó, ông khuyến cáo người dân thâm canh, tăng năng suất bằng giải pháp kỹ thuật. Với những diện tích cà phê già cỗi, khi tái canh cần lưu ý chọn giống năng suất cao, được kiểm định chất lượng.

Đồng thời, nông dân phải nâng cao chất lượng sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng điều kiện xuất khẩu. Áp dụng tưới tiết kiệm nguồn nước mặt, hạn chế sử dụng nước ngầm.

Trước thông tin châu Âu đang xây dựng quy định chống phá rừng với sản phẩm cà phê, ông Hoan cho hay đây là thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam. Với quy định này, việc sản xuất cà phê trên các diện tích phá rừng sẽ không đáp ứng điều kiện xuất khẩu.

Do đó, sắp tới các địa phương cần phải tăng cường bảo vệ môi trường rừng, chống phá rừng trồng cà phê. Theo ông Hoan, tỉnh Gia Lai sẽ có dự án xác định các vùng trồng cà phê để xem xét có diện tích nằm trong vùng phá rừng hay không.

Cà phê đóng góp 80% giá trị xuất khẩu của một tỉnh Tây Nguyên - Ảnh 3.Giá cà phê lại ‘nóng’, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu

Sau đợt giảm sốc từ đỉnh 134.000 đồng/kg xuống dưới 100.000 đồng/kg, giá cà phê đã phục hồi và đang có dấu hiệu ‘nóng’ trở lại với giá cà phê xô Tây Nguyên 128.000 đồng/kg, trong khi giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục tăng.

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: