Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
8 lượt xem

Động đất tối mùng 6 Tết tại Hà Nội, nhiều người dân cảm nhận rõ rung lắc

Động đất tối mùng 6 Tết tại Hà Nội, nhiều người dân cảm nhận rõ rung lắc - Ảnh 1.

Bản đồ tâm chấn trận động đất xảy ra tối 3-2 tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) – Ảnh: Viện Vật lý địa cầu

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 3-2, ông Nguyễn Xuân Anh – viện trưởng Viện Vật lý địa cầu – xác nhận trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vừa xảy ra động đất.

Cụ thể, khoảng 12h52 (giờ GMT), tức khoảng 19h52 (giờ Hà Nội) ngày 3-2, có một trận động đất 2,6 độ xảy ra tại vị trí có tọa độ 20.860 độ vĩ bắc, 105.582 độ kinh đông.

Độ sâu chấn tiêu khoảng 8km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Anh Mai (người dân ở xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức) cho biết anh đang ngồi tại nhà thì thấy mái tôn rung mạnh kèm theo tiếng động trong khoảng 3 – 5 giây. “Ban đầu tôi nghĩ là nổ ở đâu, sau khi lên mạng mới biết là động đất”, anh Mai chia sẻ.

Trước đó, TS Nguyễn Xuân Anh cho biết vùng đứt gãy sông Hồng – sông Lô – sông Chảy từng xảy ra động đất trong quá khứ. 

Tại Hà Nội, vào thế kỷ XII, một trận động đất mạnh cấp 8 xảy ra đã làm bia chùa Báo Thiên bị vỡ làm đôi.

“Quy luật động đất do các đứt gãy sinh chấn ở vùng đứt gãy sông Hồng – sông Lô – sông Chảy cho thấy thường là hàng trăm năm, hoặc dăm bảy trăm năm mới xảy ra trận động đất mạnh” – TS Nguyễn Xuân Anh nói.

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, cần nghiên cứu phân đoạn đứt gãy sông Hồng để đánh giá nguy hiểm động đất chi tiết hơn, khu vực Hà Nội cần thực hiện đánh giá rủi ro động đất.

Ông đề xuất thiết lập một số thiết bị quan trắc tại các nhà cao tầng ở thành phố để đánh giá định lượng mức độ rung lắc do các trận động đất gây ra.

Đồng thời cần có bản đồ đánh giá động đất chi tiết hơn cho Hà Nội, trong đó cập nhật các trận động đất mới, từ đó xây dựng những kịch bản đánh giá nguy hiểm động đất ở các quận nội thành để phục vụ kháng chấn cho công trình xây dựng.

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: