Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
12 lượt xem

Đón Tết ở Trường Sa thế nào?

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 1.

Thượng úy Nguyễn Thanh Bình (bìa trái) đã biết gói những chiếc bánh chưng phong vị Bắc vuông vắn. Nồi bánh chưng Tết có sự góp sức của cả người dân sống trên đảo Trường Sa – Ảnh: VĨNH HÀ

Hương vị Tết ba miền ở Trường Sa

Nhiều chiến sĩ trẻ ở Trường Sa chia sẻ: Ngày Tết, dù nhớ nhà, nhớ đất liền nhưng bù lại, cái Tết ở đảo cũng nhiều điều thú vị vì được ở trong một đại gia đình lớn và biết đến hương vị Tết của cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Thượng úy Nguyễn Thanh Bình, phân đoàn 2 cụm chiến đấu 2 tại đảo Trường Sa, cho biết ở nhà trước đây chỉ xem ba mẹ gói bánh tét, nhưng khi vào quân đội anh mới được anh em dạy gói bánh chưng theo cách của người miền Bắc.

Chia sẻ cảm xúc của mình, thượng úy Bình cho biết dường như ở tuyến đầu, có những khó khăn, thiếu thốn thì tình cảm càng nhiều và ấm áp hơn. Đồng đội, người dân trên đảo trước còn xa lạ nhưng sau đã như người trong một nhà.

Ký ức về những cái Tết của mọi vùng miền được đồng đội kể cho nhau nghe. Những điều đó góp phần khiến cái Tết ở đảo khác biệt nhưng cũng ấm áp.

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 2.

Nghiêm Công Phong, chiến sĩ vừa được kết nạp vào Đảng ngay trong dịp trước Tết cho biết lần đầu tiên đón Tết xa nhà. Nhìn hoa đào mang lên từ chuyến tàu mới cập bến, Phong nao nao nhớ nhà. Nhưng chàng lính trẻ cũng cho biết sẽ vượt qua khó khăn, hết thời hạn nghĩa vụ quân sự sẽ học tiếp để trở thành sĩ quan quân đội, nối nghiệp của bố – Ảnh: VĨNH HÀ

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 3.

Các chàng lính trẻ ở đảo Trường Sa nghe một sĩ quan giới thiệu những trái cây mà quê anh thường dùng cho mâm ngũ quả ngày Tết – Ảnh: VĨNH HÀ

Tại đảo Trường Sa, Đá Tây A giờ có các ngôi chùa lớn. Sau giao thừa hay vào dịp đầu năm mới, cán bộ, chiến sĩ và người dân đến lễ chùa, cầu sức khỏe, bình an.

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 4.

Phong tục đi chùa cầu bình an của người dân và cán bộ, chiến sĩ trên đảo Đá Tây vào dịp đầu năm mới được duy trì khi có những ngôi chùa ở giữa trùng dương. Trong ảnh là chùa đảo Đá Tây A – Ảnh: VĨNH HÀ

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 5.

Học sinh và người dân ở đảo Đá Tây tham gia chơi trò đẩy gậy cùng các chiến sĩ tại đảo – Ảnh: VĨNH HÀ

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 6.

Chơi kéo co ở đảo Trường Sa sau giờ trực chiến – Ảnh: VĨNH HÀ

Thượng tá Phạm Tiến Điệp, chính trị viên đảo Trường Sa, cho biết: Ngoài việc chăm lo công tác hậu cần để cán bộ, chiến sĩ đón Tết có đủ phong vị Tết cổ truyền thì cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo tham gia nhều hoạt động vui xuân như nấu cỗ Tết để chấm thi, các hoạt động thể thao, văn nghệ.

Vào giao thừa và ngày đầu năm mới, các cán bộ có trách nhiệm điện thoại về gia đình của cán bộ, chiến sĩ là cấp dưới của mình để chủ động thăm hỏi, động viên. Đồng thời cán bộ, chiến sĩ cũng được phép điện thoại về cho gia đình, người thân.

Tại mỗi cụm chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ cũng có phòng đón xuân riêng mang phong vị “ba miền”, có cả hoa đào, hoa mai, quất được gửi từ đất liền ra. Ngoài nhiệm vụ trực chiến, cán bộ, chiến sĩ có nhiều hoạt động ở phòng đón xuân để vơi đi nỗi nhớ nhà.

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 7.

Trang trí khu vực đón xuân với nhiều sắc màu rực rỡ bằng những vật dụng sẵn có – Ảnh: VĨNH HÀ

Vui không quên nhiệm vụ

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 8.

Một kíp cán bộ, chiến sĩ tuần tra trên đảo Trường Sa – Ảnh: VĨNH HÀ

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 9.

Cán bộ thăm hỏi và mang quà Tết cho người dân ở đảo Trường Sa – Ảnh: VĨNH HÀ

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 10.

Bác sĩ quân y của Bệnh viện 175 tại đảo Trường Sa kiểm tra thuốc dự phòng để sẵn sàng khám bệnh, cấp cứu cho cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo cũng như hỗ trợ cứu giúp ngư dân gặp nạn – Ảnh: VĨNH HÀ

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 11.

Tại Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa – một công trình do báo Tuổi Trẻ hỗ trợ xây dựng được xem như cơ sở y tế tuyến trên tại quần đảo Trường Sa. Năm 2024, đội ngũ y tế tại đây đã khám cho khoảng 2.000 lượt người gồm cả cán bộ, chiến sĩ và người dân, xử lý 98 ca cấp cứu và tiến hành phẫu thuật cho nhiều ca bệnh. Trong ảnh là một ngư dân trên tàu đánh bắt cá bị đau ruột thừa cấp. Khi ngư dân này được chuyển đến đã trong tình trạng nguy kịch và được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật, hiện sức khỏe đã ổn định – Ảnh: VĨNH HÀ

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 12.

Chiến sĩ chăm sóc vườn rau ở đảo Đá Đông A trong thời tiết khắc nghiệt. Các anh cho biết đã thu hoạch được nhiều loại rau xanh để ăn Tết cùng với các loại gia vị, củ quả được chuyển ra từ đất liền. Trong ảnh là lượt rau mới lên mầm – Ảnh: VĨNH HÀ

Đón Tết ở Trường Sa thế nào? - Ảnh 13.Trường Sa xanh mát mùa xuân

Đảo Trường Sa Lớn có nhiều cây tuổi đời 25 – 30 năm, thậm chí còn hơn vậy. Chiến sĩ nhiều thời kỳ nói từ khi ra đảo đã thấy có cây rồi. Màu xanh đang được phủ gần 90% diện tích đảo là do sức người trồng nên và chăm sóc. Xuân về, cây càng xanh tươi.

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: