Trước 2016, người dân vùng bãi sông Hồng thuộc huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ chỉ trồng được ngô, lạc, đỗ trên đất bãi. Với thời giá hiện nay, ông Hoàng Triệu Vũ, phó chú tịch UBND xã Thạch Đồng, cho biết mỗi vụ ngô thu hoạch được khoảng 1,5 triệu/sào, đời sống người dân vì thế khó khăn, đất bãi bị bỏ hoang nhiều.
“Năm 2016 Công ty Traphaco về khảo sát thổ nhưỡng, khả năng thoát nước… thấy phù hợp trồng bìm bìm biếc lấy hạt làm thuốc bổ gan Boganic. So với ngô, thu nhập từ bìm bìm biếc gấp 4-7 lần, bà con rất mừng” – ông Vũ chia sẻ.
Trước đây ai cũng nghĩ bìm bìm biếc chỉ có loại hoa tím, hóa ra còn có cả loại ra hoa trắng và trồng vào đầu năm, cuối năm là hoa tím.
Ngày nghỉ, cô Hoa, con dâu một gia đình trồng bìm bìm biếc ở Thạch Đồng về làng thu hoạch hạt cho mẹ chồng.
Với giá Traphaco đang thu mua, mỗi sào bìm bìm biếc thu 7,5-8 triệu đồng nhưng thời gian thu hoạch lại chỉ ngắn bằng ½ so với vụ ngô. Mức thu này với gia đình Hoa là rất khá, chưa kể loại cây này khá lành, người lớn tuổi cũng đủ sức khỏe chăm sóc.
Bìm bìm là loại cây trồng “lành”, người lớn tuổi cũng có thể chăm sóc. Năng suất hiện nay tại Phú Thọ đạt 70 – 80 kg hạt/sào
Ông Nguyễn Huy Văn, phó tổng giám đốc Traphaco chia sẻ các ông đưa bìm bìm biếc về trồng ở Thạch Đồng và một xã nữa trong huyện Thanh Thủy từ 2016, nhưng chuẩn bị thì từ vài năm trước đó.
Bìm bìm biếc lành nhưng chăm bón cho Traphaco là phải theo tiêu chuẩn GACP, tức là Thực hành tốt chăm bón và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, vì thế phải tuân thủ quy trình kỹ càng.
Đổi lại quy trình chặt chẽ thì Traphaco lại hỗ trợ rất nhiều cho người nông dân. Ông Văn cho hay công ty cung cấp giống và chi phí làm giàn, sau đó thu mua toàn bộ hạt giống loại 1.
Hạt bìm bìm hoa trắng thu hoạch tháng 6-2024 tại Thạch Đồng, Thanh Thủy, Phú Thọ
Với mô hình này, cùng với việc phát triển trồng Actiso tại Sapa (Lào Cai) và Rau đắng đất tại Phú Yên, Traphaco đã chủ động toàn bộ dược liệu chất lượng tốt nhất để sản xuất bổ gan Baganic (cũng như chủ động dược liệu Đinh lăng sản xuất hoạt huyết dưỡng não, Cúc hoa vàng cho thuốc bổ mắt…).
Traphaco cũng là nhà sản xuất đầu tiên ở Việt Nam trồng bìm bìm biếc để sản xuất thuốc, bởi nhiều công ty hiện vẫn đang dùng bìm bìm hoang dại nhập từ Trung Quốc.
Đến Thạch Đồng lần này, trong các tán bìm bìm có bóng những người nông dân mặc quần áo đồng phục màu xanh nhạt. Mô hình kết hợp “ba nhà” nông dân – nhà sản xuất – nhà khoa học đã xuất hiện theo cách này.
Trong đó, nông dân chuyển đổi cây trồng và có thu nhập khá hơn; có cán bộ kỹ thuật theo dõi, hỗ trợ trồng và chăm sóc dược liệu; doanh nghiệp chủ động được nguyên liệu chất lượng, có đầu tư lại cho vùng nguyên liệu để sản xuất bền vững; người tiêu dùng được mua sản phẩm chất lượng tốt và giá ổn định.
Ông Nguyễn Văn Mùi (ảnh bên phải) chăm sóc bìm bìm biếc tại cánh đồng của gia đình
Ông Nguyễn Văn Mùi, chủ hộ trồng bìm bìm biếc ở Thạch Đồng cho biết có hơn 4 sào trồng dược liệu, mỗi năm 2 vụ bìm bìm kết hợp 1 vụ ngô.
“Các anh chị Traphaco rất sát sao, thời điểm nào bón phân, thời điểm nào phun thuốc, sổ sách phải ghi chép đủ, đúng không là bị phạt và từ chối thu mua ngay. 8 năm gắn bó cây này chúng tôi giờ đã tường tận từng đường tơ kẽ tóc của cây, yêu thương cây để cây yêu thương người”- ông Mùi chia sẻ.
Mô hình này đã được Traphaco phát triển tại một số vùng nguyên liệu và hiện đã có 7 vùng được Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế công nhận đạt tiêu chuẩn GACP.
Phải nói thêm rằng công ty và người trồng đã có nhiều nỗ lực để đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đề ra, và từ đó đã có 7 vùng dược liệu xanh, phát triển bền vững.
Theo ông Văn, đây là cách Traphaco phát triển chuỗi giá trị dược liệu, nhưng là công ty xanh, công ty vì con người, giá thu mua bìm bìm biếc của Traphaco đang gấp đôi so với giá thu mua hạt hoang dại nhập khẩu từ Trung Quốc.
Công ty bắt tay với nông dân từ chọn đất, chọn giống, hỗ trợ giống và phương tiện sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu gắn với sinh kế và phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
“Chúng tôi đang tiên phong trong nền kinh tế xanh, sản phẩm xanh, công nghệ xanh vì nhà máy của chúng tôi đầu tư mạnh cho khâu đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường”- ông Văn nói.
Các chuyên gia đánh giá cách làm của Traphaco là biểu tượng của ngành dược về phát triển bền vững, mỗi một viên thuốc ra đời đều góp phần phát triển và nâng tầm dược liệu Việt Nam.
Theo bà Đào Thúy Hà, phó tổng giám đốc Traphaco, từ 4 năm nay, ngoài dòng sản phẩm thông thường, chủ động nguyên liệu chất lượng cùng với việc nắm trong tay các bài thuốc đã được nghiên cứu bài bản, Traphaco đã phát triển dòng sản phẩm Premium chất lượng cao, trong đó có Boganic Premium.
Anh Đào Văn Hưng, cán bộ kỹ thuật của Traphaco trên cánh đồng bìm bìm biếc đang mùa thu hoạch
Đây là dòng sản phẩm đông dược cao cấp, tiện dụng hơn cho người dùng, chất lượng cao, mẫu mã sang trọng và đẳng cấp.
“Chúng tôi đã bền bỉ phấn đấu với chủ trương để sản phẩm đã tốt còn tốt hơn, luôn luôn đổi mới vì người dùng, vì người trồng dược liệu. Trước đây ai từng mơ đến ngày thuốc Việt Nam bán chạy hơn thuốc ngoại, nhưng giờ hoạt huyết dưỡng não, bổ gan của chúng tôi đã dẫn đầu thị trường. Traphaco đã cạnh tranh công bằng, minh bạch bằng chất lượng” – bà Hà chia sẻ.
Bà Đào Thúy Hà (bìa phải) và các cán bộ của Traphaco thăm cánh đồng bìm bìm biếc ở Thanh Thủy, Phú Thọ
Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.
Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!