Lỗ trong kế hoạch
Công ty cổ phần Chứng khoán CV (CVS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3-2024. Báo cáo cho thấy tổng doanh thu hoạt động của công ty đạt 4,5 tỉ đồng, gấp hơn 5 lần cùng kỳ năm trước.
Phần lớn doanh thu của CVS đến từ lãi các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) với hơn 4 tỉ đồng. Trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận doanh thu từ môi giới, sang quý 3 năm nay đạt 287 triệu đồng.
Chi phí hoạt động kỳ này của CVS hơn 8 tỉ đồng, chủ yếu là khoản chi cho nghiệp vụ môi giới. Ngoài ra còn phải trừ thêm một số chi phí khác, cuối cùng công ty lỗ ròng gần 10 tỉ đồng trong quý 3 này.
Như vậy, kể từ quý 3-2022 đến nay, CVS lỗ liên tiếp tới 9 quý. Tính đến tháng 9-2023, CVS gánh khoán lỗ lũy kế hơn 117 tỉ đồng.
Kết quả này cũng không nằm ngoài dự tính của CVS. Công ty chứng khoán này đặt kế hoạch lỗ sau thuế hơn 43 tỉ đồng trong cả năm nay.
Đáng chú ý, tại thời điểm cuối tháng 9-2024, tổng tài sản của CVS gần 345 tỉ đồng, tăng mạnh so với con số 68,5 tỉ đồng đầu năm.
Mức tăng chủ yếu từ khoản tiền và tương đương tiền, từ mức hơn 9 tỉ đồng đầu năm lên hơn 232 tỉ đồng. CVS không ghi nhận bất kỳ dư nợ cho vay ký quỹ (margin) nào.
Trong khi tiền gửi khách hàng đạt hơn 15,2 tỉ đồng, gấp hơn 150 lần so với mức 99 tỉ đồng đầu năm.
Ai đứng sau CVS?
Báo cáo tài chính quý 3-2024 cũng cho biết Công ty cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (viết tắt M_Service) đang là cổ đông lớn nhất của CVS khi góp hơn 223 tỉ đồng, tức gần 49% vốn.
M_Service được biết là công ty FinTech được thành lập từ năm 2007 hoạt động chính trong lĩnh vực thanh toán trên di động dưới thương hiệu MoMo.
Giữa năm 2022, chủ sở hữu ví điện tử MoMo đã mua hơn 4,4 triệu cổ phần CVS, tương đương 49% vốn, từ hai cổ đông là phó chủ tịch Jiang Wen và tổng giám đốc Nguyễn Kim Hậu.
Còn về Chứng khoán CV, công ty này có tiền thân là Chứng khoán Hồng Bàng, thành lập từ năm 2009. Trước khi đổi tên thành Chứng khoán CV vào năm 2028, công ty này từng hoạt động dưới tên Chứng khoán Hưng Thịnh.
Đến năm 2017, công ty này chuyển trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội, đồng thời đổi tên thành Chứng khoán CV. Đến năm 2023, công ty này lại chuyển trụ sở chính về quận 7, TP.HCM.
Ngoài M_Service, còn ba cổ đông cá nhân lớn khác sở hữu CVS với cùng tỉ lệ đóng góp hơn 77,6 tỉ đồng, đó là ông Lê Công Trường, bà Nguyễn Thị Mỹ Hòa và ông Lê Hùng Cường.
Vừa qua, ví điện tử MoMo đã hợp tác CVS cung cấp sản phẩm chứng khoán cho phép người dùng MoMo có thể mua bán, giao dịch chứng khoán, thậm chí chỉ từ 1 cổ phiếu. Tuy nhiên, hình thức này khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn về tính pháp lý…
Đại diện CVS cho biết sản phẩm chứng khoán là mini app (app trong app – PV) của CVS được tích hợp trên MoMo. Theo đó, MoMo chỉ đóng vai trò cung cấp nền tảng công nghệ và dịch vụ trung gian thanh toán. Còn thực tế người dùng giao dịch trực tiếp với CVS.
Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.
Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!