Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
62 lượt xem

Clip ăn ếch hấp nguyên con không bỏ ruột, khiến dân mạng thấy ớn: Chuyên gia nói gì?

Khiếp đảm cảnh ăn ếch nguyên con

Theo đó, mạng xã hội đăng tải đoạn clip một người đàn ông mukbang Ếch hấp nguyên con với dòng trạng thái: “Món ếch nhảy em thơm”. Clip ghi lại cảnh một mâm ếch được hấp sẵn, người ăn gắp từng con chấm nước chấm rồi cho vào miệng. Chỉ sau một thời gian đăng tải, đoạn clip đạt được hơn 6.000 lượt thích và khoảng 2.500 lượt bình luận. 

Cư dân mạng lên án những clip nhằm mục đích câu like, câu view với cách ăn uống “khác người”, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

Clip ăn ếch hấp nguyên con không bỏ ruột, khiến dân mạng thấy ớn: Chuyên gia nói gì?- Ảnh 1.

Ăn ếch hấp nguyên con khiến dân mạng kinh hãi

Tài khoản Chu Đức Hạnh bày tỏ: “Kiếm tiền từ những clip này nay mai bỏ ra chữa bệnh không đủ”. Bạn Ngọc Nga bình luận: “Để nguyên con mà vẫn ăn được, kinh hãi quá”. Nickname Tường Vy viết: “Trong ruột ếch có bao nhiêu bộ phận không ăn được mà vẫn để nguyên con, bó tay với cách ăn uống này”.

Ớn lạnh clip ăn ếch hấp nguyên con không bỏ ruột: Chuyên gia nói gì?

Chia sẻ với Thanh Niên, BS CKI Đinh Trần Ngọc Mai, Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, BV ĐH Y dược TP.HCM cho biết, mukbang là trào lưu trên internet, người tham gia ăn uống lượng lớn thức ăn trên camera và phát nội dung này qua nền tảng mạng xã hội để khán giả theo dõi. Để thu hút sự chú ý và lượt xem, nhiều người đã chọn ăn những món kinh dị như ếch nguyên con, sâu bọ, tiết canh…

Clip ăn ếch hấp nguyên con không bỏ ruột, khiến dân mạng thấy ớn: Chuyên gia nói gì?- Ảnh 2.

Nhiều người lên án việc thực hiện mukbang những món ăn kinh dị

Ếch sống ngoài đồng ruộng nên tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam khá cao, có thể lên đến 75%. Loại ấu trùng ký sinh độc hại trong thịt ếch có tên là giun đầu gai. Sau khi chúng chui xuống dạ dày sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể.

Loài ấu trùng này di chuyển đến đâu sẽ tiết dịch gây viêm, hoại tử vùng đó. Vì vậy, bệnh nhân sẽ có những cơn đau nhói, thậm chí đau như xé thịt ở các cơ quan tương ứng. Nếu ấu trùng di chuyển đến da sẽ tạo thành những cục u, khi sờ thấy nhúc nhích dưới da và thay đổi vị trí nhanh chóng. Đôi khi sưng phù và đỏ ngứa ở nhiều vùng nên bệnh nhân dễ bị chẩn đoán nhầm là dị ứng da.

“Các loại ký sinh trùng này nằm trong cơ thịt và đặc biệt là trong ruột ếch. Do đó khi sơ chế không kỹ hoặc ăn nguyên con tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng sẽ cao hơn”, BS Mai nói.

Cần chế biến như thế nào khi ăn ếch, côn trùng…?

Cũng theo BS Mai, tương tự khi mukbang các loại sâu bọ như bọ cạp, châu chấu, nhộng tằm, ong… có thể dễ bị ngộ độc, thậm chí tử vong. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc là do người dân sử dụng côn trùng đã chết (sinh ra độc tố), tiếp xúc hoặc ăn nấm độc, nhựa cây độc như cây cọc rào, thầu dầu tía… hoặc các chất tiết có độc tố… không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến, do cơ địa người ăn mẫn cảm với protein lạ trong côn trùng.

Clip ăn ếch hấp nguyên con không bỏ ruột, khiến dân mạng thấy ớn: Chuyên gia nói gì?- Ảnh 3.

Người đàn ông ăn mukbang ếch hấp nguyên con

“Để hạn chế nhiễm ký sinh trùng khi ăn thịt ếch, mọi người cần nhớ kỹ những lưu ý như phải đảm bảo ăn chín uống sôi, chỉ ăn khi thịt ếch đã chín kỹ. Tuyệt đối không ăn thịt ếch sống hay dùng thịt ếch sống đắp lên mắt để chữa đau mắt như quan niệm của một số người”, BS Mai cho hay.

Ngoài ra, khi sơ chế tránh dùng chung giao thớt giữa thịt chín và thịt sống để không lây nhiễm chéo. Nếu nhận thấy những vùng màu trắng trên thịt cần loại bỏ sán, hoặc khứa bỏ những vùng có sán. Sơ chế ếch cần làm sạch ruột và tách những đường gân chỉ trên đùi ếch để loại bỏ những ấu trùng sán ẩn bên trong trước khi chế biến thành món ăn. Cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm và chế biến đối với loại ếch nhập lậu không rõ nguồn gốc. Nên chọn mua ếch ở nơi uy tín, sạch sẽ.

Đối với các loại sâu bọ, BS Mai khuyến cáo, mọi người tuyệt đối không ăn các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên, không nên dùng các loại côn trùng lạ để chế biến thành các món ăn tái, sống, hoặc ngâm rượu…

BS Mai nói rằng, khi mukbang các loại thực phẩm sống, côn trùng, sâu bọ, với trường hợp ngộ độc nhẹ có biểu hiện tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng…Các trường hợp khác có thể gây ngộ độc nặng gây tổn thương gan, thận, nhiễm ký sinh trùng vào đường tiêu hóa lưu hành trong máu đến các bộ phận khác như não có thể gây tử vong.

Bên cạnh đó, khi mukbang một lượng lớn thực phẩm dẫn tới vượt quá nhu cầu năng lượng hàng ngày, lâu dài có thể gây thừa cân, béo phì ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ bệnh lý rối loạn chuyển hoá, tim mạch, đái tháo đường.


Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: