Ngày cuối tuần, rất đông người dân, giới kinh doanh trang sức, người sưu tầm đã đổ về Nhà thi đấu Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) để giao lưu, tìm hiểu các xu hướng trang sức, đá quý thế giới cũng như chiêm ngưỡm các bộ sưu tập trang sức hấp dẫn làm từ trang sức vàng từ nhiều quốc gia đem đến triển lãm.
Nhiều bộ sưu tập mới nhất của thương hiệu trang sức nổi tiếng
Nhiều thương nhân quốc tế cũng bày tỏ ngạc nhiên trước sự độc đáo, đa dạng của thị trường đá quý Việt Nam đạt được trong thời gian qua. Triển lãm đã trưng bày nhiều sản phẩm như: kim cương, ngọc bích, hồng ngọc, đá quý màu, hổ phách, ngọc trai…. trong đó nhiều tác phẩm giá trị cao đến vài tỉ đồng.
Ngoài ra còn xuất hiện các bộ sưu tập mới nhất của những thương hiệu trang sức nổi tiếng của Việt Nam và nước ngoài.
Với các doanh nghiệp, triển lãm đã trở thành thương hiệu quảng bá đá quý và trang sức của Việt Nam với thế giới, đặc biệt chuẩn bị cho cao điểm mùa cưới sắp tới.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp châu Âu đã đầu tư hàng tỉ USD tại Việt Nam để sản xuất trang sức đá quý, để xuất khẩu khắp thế giới nhờ tận dụng nguồn nhân công lành nghề tại chỗ và nguồn nguyên liệu phong phú.
Tuy vậy, các gian hàng của Việt Nam tại triển lãm trên chủ yếu trưng bày đá quý thô, hoặc đã gia công chế tác thành bán thành phẩm, ít sản phẩm trang sức có gắn đá quý.
Ông Hoàng Thế Ngữ, chủ tịch Hội đá quý Việt Nam – cho rằng điều này phản ánh ngành công nghiệp đá quý và trang sức Việt Nam còn thua kém về nhiều mặt so với các nước trong khu vực, mặc dù có nguồn tài nguyên đá quý khá phong phú về chủng loại và đa dạng về chất lượng.
Hội đá quý Việt Nam cũng nhận định tiềm năng của thị trường này còn rất lớn trong bối cảnh nhu cầu sử dụng đá quý trong nước ngày càng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực trang sức và phong thủy. Việt Nam còn có hai vùng mỏ ruby chất lượng cao ở Yên Bái và Nghệ An nổi tiếng thế giới, được đánh giá cao.
Nhiều tên tuổi lớn
Không những vậy, thời gian qua, Việt Nam hiện tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu đá quý sang nhiều quốc gia trong khu vực. Các biến động này là cơ hội cho ngành công nghiệp đá quý và trang sức Việt Nam sớm bắt kịp các nước trong khu vực.
Triển lãm thu hút với hơn 50 đơn vị đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Campuchia, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Ý, Ba Lan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Có thể điểm mặt một số tên tuổi lớn của ngành như thương hiệu Kiran Imports (Hong Kong) Co.,Ltd- nhà cung cấp kim cương tự nhiên hàng đầu thế giới; CFAN Instrument, một doanh nghiệp công nghệ cao quốc gia chuyên về R&D, sản xuất và bán các dòng sản phẩm máy quang phổ huỳnh quang tia X từ Trung Quốc.
Hay Asolo Gold Spa tọa lạc tại San Zenone Degli Ezzelini (Ý) đã có hơn 50 năm dẫn đầu về sản xuất, phát triển và tiếp thị dây chuyền vàng và bạch kim; Everest Gems Co.,Ltd, công ty kinh doanh thế hệ thứ 3 có uy tín trong thế giới kim cương, đá màu và trang sức….
Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.
Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!