Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
7 lượt xem

Cách nào tố giác người làm dịch vụ kiểu ‘chặt chém’?

Cách nào tố giác người làm dịch vụ kiểu 'chặt đẹp'? - Ảnh 1.

Đoàn kiểm tra quán ăn Aroma Beach (đường Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Tiến, TP Nha Trang) sau khi có thông tin quán này “chặt chém” du khách chiều 5-2 – Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Nhiều người bảo những quán kinh doanh “chặt chém” đó cứ để cho thị trường tự định đoạt. Nhưng để thị trường định đoạt được bộ mặt về du lịch Việt Nam cũng đã xơ xác vì vấn đề này.

Chỉ cần gõ trên thanh tìm kiếm Google với từ khóa “nạn chặt chém giá”, bạn sẽ nhận được hàng triệu kết quả chỉ trong vài giây.

Từ đầu dịp nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, liên tiếp là những thông tin liên quan đến nạn “chặt chém” giá ở các cơ sở kinh doanh ăn uống. Từ Hà Nội đến Phú Yên rồi Khánh Hòa, bộ mặt của ngành du lịch Việt Nam đang bị những thứ này dấy bẩn.

Trong Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên diễn ra tại Huế, đầu năm 2019, hẳn bạn đọc còn nhớ thông tin “3,74 triệu tin bài liên quan đến chặt chém”. Thống kê này được đưa ra, bạn cảm nhận gì về điều đó. Kinh khủng đúng không?

Tình trạng này vẫn cứ diễn ra kể từ sau hội nghị đó. Không có dấu hiệu kết thúc, quán này rồi đến nhà hàng nọ, tỉnh này rồi đến thành phố khác. Thanh tra, kiểm tra, phạt và rồi đâu cũng vào đó. Án phạt của người này, không làm dịu bớt, hay răn đe người khác.

“Đông Ba chia 3 mà trả”. Chợ Đông Ba, thành phố Huế đã từng gắn liền với câu vè này. Nó phản ánh thực chất nạn “chặt chém” ở ngôi chợ nổi tiếng xứ Huế. Khi chính quyền vào cuộc rốt ráo, muốn dẹp bỏ kiểu buôn bán này, nhiều biện pháp đã đưa ra. Đó là xử phạt, nhắc nhở, viết cam kết không tái phạm, và dựa vào hệ thống đô thị thông minh để quản lý.

Người ta thậm chí đã treo thưởng 500.000 đồng cho những ai phản ánh tình trạng “chặt chém” giá. Đó là một hành động quyết liệt để lấy lại hình ảnh cho du lịch Huế, cho ngôi chợ Đông Ba. Lâu lâu, cũng có một vài tiểu thương bị phản ánh “chặt chém”, nâng giá bị gọi lên nhắc nhở, lập biên bản. Dù còn tồn tại một vài người cố ý làm trái, nhưng vấn nạn này đã giảm rất nhiều ở chợ Đông Ba, nhờ những quyết liệt của chính quyền, của người đứng đầu ngôi chợ.

Việc người bán “chặt chém, nâng giá” mỗi mùa lễ hội, Tết là điều mà không phải quá mới ở các tỉnh thành. Nó giống như bệnh sởi, cảm cúm đến mùa thì phát ra. “Chặt chém, nâng giá” không thương tiếc khi nó xảy ra ở hai trường hợp: khách ngoại tỉnh và khách đến một lần.

Một số người làm dịch vụ, thậm chí nghĩ rằng “khách đến một lần thì dại gì không chặt chém giá, chắc gì họ đã quay lại”. Nếu đi du lịch ngoại tỉnh, giọng nói của bạn khác với người bản địa thì việc bị nâng giá rất dễ xảy ra.

Làm sao để chấm dứt tình trạng này, nhằm nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam? Câu hỏi này không phải bây giờ mới được đặt ra, nó là một vấn đề nan giải, chưa có đáp án. Buộc niêm yết giá, thì các hàng quán cũng niêm yết đấy thôi, nhưng có cơ hội thì vẫn cứ “chặt chém”. Và rồi khi xảy ra cơ sự, cứ bảo “trêu đùa” như chủ quán bún riêu, hay cùng đường thì bảo “lỗi nhân viên?!” như quán Aroma Beach ở Nha Trang.

Những kiểu kinh doanh “chặt chém” không chỉ ảnh hưởng đến du khách, chủ quán mà nó còn làm xấu đi hình ảnh của địa phương đó, lâu dần khiến người ta né tránh và kéo theo một chuỗi dài ảnh hưởng.

Thanh tra, xử phạt vẫn chưa là bản án nặng để đủ sức răn đe. Những biên bản, những án phạt áp vào quán này, quán nọ vẫn không làm vơi đi tình trạng “chặt chém” mỗi mùa lễ hội.

Khi thị trường quá rộng lớn, sự kiểm soát của chính quyền không bao quát hết thì cách làm của chợ Đông Ba nó có thể là bài học cho các địa phương khác tham khảo.

Cách nào tố giác người làm dịch vụ kiểu 'chặt đẹp'? - Ảnh 2.Sau ‘chặt chém’ thực khách là gỡ biển, đóng cửa

Chiều 5-2, đoàn kiểm tra liên ngành do UBND TP Nha Trang (Khánh Hòa) thành lập đã kiểm tra quán ăn Aroma Beach (đường Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Tiến, TP Nha Trang) sau khi có thông tin tố quán này “chặt chém” du khách.

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: