Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
13 lượt xem

Quầng mặt trời xuất hiện hơn 2 giờ trên bầu trời Quảng Ngãi

Vầng hào quang mặt trời (halo) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi từ 10h30 đến hơn 12h ngày 14/5, được nhiều người ghi nhận.





Quầng mặt trời xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi. Ảnh: Minh Huy

Quầng mặt trời xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi. Ảnh: Minh Huy

Khoảng 10h30 ngày 14/5, anh Võ Minh Huy, ở huyện Bình Sơn đang ngồi trước nhà thì thấy vầng hào quang xuất hiện sau bóng dừa, nên đã ghi lại khoảnh khắc này bằng điện thoại. “Hiện tượng không lạ nhưng kéo dài rất lâu. Hơn 12h vẫn còn hào quang”, anh Huy nói.





Quầng mặt trời lúc 12h trưa 14/5. Ảnh: Phạm Linh

Quầng mặt trời lúc 12h trưa 14/5. Ảnh: Phạm Linh

Anh Nguyễn Anh Đôn, một lập trình viên, cũng bắt gặp hiện tượng vầng hào quang mặt trời khi đang xuống lấy đồ ship giao trước văn phòng công ty trong nội thành Quảng Ngãi.

“Ngẩng đầu nhìn lên, tôi thấy cảnh tượng kỳ ảo và nhanh tay ghi lại khoảnh khắc hiếm có này, đồng thời chụp thêm một bức ảnh chân dung dưới vòng sáng để chia sẻ lên các hội nhóm yêu thích nhiếp ảnh”, Đôn nói.





Nguyễn Anh Đôn chụp hình selfie với hào quang trên đỉnh đầu. Ảnh: Nguyễn Anh Đôn

Nguyễn Anh Đôn chụp hình selfie với hào quang trên đỉnh đầu. Ảnh: Anh Đôn

Ông Nhâm Xuân Sỹ, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hào quang thường được dân gian gọi là quầng mặt trời. Đây là hiện tượng tự nhiên xuất hiện nhiều, không bất thường.

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia dự báo độc lập lý giải, quầng mặt trời xuất hiện do hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng mặt trời qua các tinh thể băng hình lục giác trong các đám mây ti tầng (cirrostratus) ở độ cao khoảng 5 -10 km. Khi ánh sáng đi qua các tinh thể băng này, nó bị bẻ cong, phân tách thành các màu sắc khác nhau, tạo thành vòng tròn sáng xung quanh Mặt Trời, thường có màu sắc giống cầu vồng, với ánh đỏ ở phía trong và tím ở phía ngoài.

Hiện tượng này thường xảy ra khi tầng khí quyển ở độ cao từ 5.000 -10.000 mét có nhiệt độ giảm xuống 0⁰C tạo nên sự ngưng tụ các tinh thể băng mỏng tạo ra mây ti tầng che phủ bầu trời.

Quầng mặt trời đôi khi được dân gian liên hệ với dự báo thời tiết như dấu hiệu sắp có mưa trong những ngày tới là đúng. Tuy nhiên hiện tượng quầng mặt trời không phải dấu hiệu cho một giai đoạn dài của thời tiết.

Phạm Linh





Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: