Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
17 lượt xem

Hội chứng sợ màu vàng

Xanthophobia được định nghĩa là nỗi sợ màu vàng – hội chứng khá hiếm gặp và ảnh hưởng cuộc sống thường ngày nếu không được kiểm soát tốt.

“Xanth” là tiền tố có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là màu vàng, còn phobias là nỗi sợ hãi dai dẳng, cực độ. Xanthophobia là một loại chứng sợ màu hoặc ám ảnh màu sắc. Nỗi ám ảnh này thường bắt nguồn từ những trải nghiệm tiêu cực hoặc chấn thương liên quan đến màu vàng, khiến mọi người cảm thấy lo lắng hoặc đau khổ khi gặp phải.

Nguyên nhân

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến một người phát triển nỗi ám ảnh màu vàng có thể là sự kết hợp giữa di truyền, kinh nghiệm gia đình, yếu tố môi trường.

Chẳng hạn, một người từng bị hành hung trong một căn phòng sơn màu vàng và khi nhìn thấy đồ vật mang màu sắc này có thể khiến họ gợi lại ký ức đau buồn, dẫn đến bị kích động. Trường hợp khác, gặp tai nạn với một chiếc ôtô màu vàng cũng có thể gây ra sự sợ hãi. Những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hoặc các chứng rối loạn lo âu khác có xu hướng phát triển bệnh xanthophobia cao hơn.

Chẩn đoán

Nếu một người có ác cảm nhẹ với một màu sắc cụ thể và tìm mọi cách né tránh nó, nỗi sợ hãi sẽ tăng lên. Theo thời gian, điều này dẫn đến sự tránh né nhiều hơn cùng với nhiều nỗi sợ hơn. Đặc biệt, việc tránh né khiến người mắc chứng này cảm thấy thoải mái hơn nhưng nó lại duy trì kéo dài một vòng luẩn quẩn giữa trốn tránh và sợ hãi.

Những nỗi ám ảnh như xanthophobia thường được chẩn đoán khi trải qua một nỗi sợ hãi cụ thể, dai dẳng trong 6 tháng trở lên. Đặc biệt, nó có khả năng gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.

Dấu hiệu

Triệu chứng tinh thần:

  • Cảm giác sợ hãi, khó chịu, lo lắng, hoảng loạn khi nhìn thấy màu vàng.
  • Tránh những tình huống mà bản thân sẽ phải tiếp xúc với màu vàng.

Các triệu chứng thể chất:

  • Đau bụng.
  • Nhức đầu.
  • Buồn nôn.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Đổ nhiều mồ hôi.
  • Tay lạnh.
  • Thở gấp hoặc khó thở.

Điều trị

Người mắc chứng xanthophobia có thể không muốn chia sẻ nỗi sợ hãi của mình với người khác. Họ cũng không biết cách để vượt qua nỗi ám ảnh. Một số phương pháp điều trị như trị liệu, thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể góp phần giảm bớt tình trạng.

Thay đổi về lối sống

  • Thực hành kỹ thuật kiểm soát căn thẳng.

Kiểm soát căng thẳng và thực hành các kỹ thuật đối phó với nó là điều cần thiết để những người sợ màu vàng vượt qua dần nỗi sợ hãi. Chúng bao gồm hít thở sâu và chánh niệm, giúp các triệu chứng lo âu.

  • Cắt giảm lượng caffeine

Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA) khuyến khích những người mắc chứng rối loạn lo âu nên tránh hoặc giảm lượng caffeine vì nó có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Trao đổi với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc bạn đang dùng để tránh những tác dụng không mong muốn.

Trị liệu

Trị liệu là phương pháp phổ biến nhất để kiểm soát nỗi ám ảnh. Phương pháp này gồm liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp nhận thức – hành vi.

  • Trong liệu pháp tiếp xúc, người bệnh tiếp xúc dần với màu vàng, trong một môi trường trị liệu được kiểm soát. Thông qua việc tiếp xúc, bạn sẽ cảm nhận được màu này là an toàn. Cùng với đó, họ sẽ làm quen với sự lo lắng để nó giảm dần theo thời gian.
  • Liệu pháp nhận thức – hành vi thiên về việc nhận thức rõ hơn về một số suy nghĩ, cảm xúc và hành vi xung quanh nỗi ám ảnh của mình. Sau đó, bác sĩ trị liệu sẽ đưa ra các kỹ thuật cần làm để kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc với điều bạn sợ hãi.

Thuốc

Các loại thuốc như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc benzodiazepin có thể hữu ích trong việc điều trị chứng sợ màu vàng. Một số khác như propranolol, clonidine và prazosin nhằm vào phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy khi lo lắng, cũng có thể có lợi.

Bảo Bảo (Theo Very Well Health)



Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: