Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
20 lượt xem

Đà Nẵng ‘lót ổ đón đại bàng’ vào trung tâm tài chính quốc tế

Đà Nẵng ‘lót ổ đón đại bàng’ vào trung tâm tài chính quốc tế - Ảnh 1.

Theo ông Andy Khoo – tổng giám đốc Tập đoàn Terne Holdings, trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng cần tập trung vào tài chính xanh – Ảnh: CTV

Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho trung tâm tài chính

Chiều 16-1, Đà Nẵng tổ chức hội thảo phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hồ Kỳ Minh – phó chủ tịch UBND Đà Nẵng – cho biết Bộ Chính trị đã có thông báo kết luận số 47 đồng ý chủ trương thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam trong đó có thành phố Đà Nẵng.

Về mô hình phát triển Trung tâm tài chính quốc tế, Đà Nẵng đề xuất phát triển hệ sinh thái đa thành phần, tập trung theo 3 nhóm dịch vụ.

Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ tài chính quốc tế như dịch vụ thanh toán, thương mại quốc tế, dịch vụ quản lý rủi ro và giao dịch ngoại hối, dịch vụ tài chính xanh, trong đó có các dịch vụ tài chính gắn liền với sự phát triển của Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Thứ hai là các dịch vụ Fintech và TechFin như cung cấp phần mềm, nền tảng ứng dụng để thực hiện dịch vụ thanh toán, giao dịch tài sản mã hóa, các giải pháp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính dựa trên trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn, điện toán đám mây,…

Thứ ba là các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, phát triển doanh nghiệp và dịch vụ tiện ích như kiểm toán, kế toán, dịch vụ pháp lý, tư vấn thuế, hải quan, các dịch vụ nghỉ dưỡng, hội nghị, casino để tạo hệ sinh thái đa dạng, phát triển Đà Nẵng theo định hướng trung tâm tài chính và giải trí thế giới.

“Hiện các nhà đầu tư, quỹ đầu tư tài chính quốc tế đến từ Hoa Kỳ, Singapore, Trung Đông, Thuỵ Sĩ rất quan tâm đến việc phát triển Trung tâm tài chính Đà Nẵng theo hướng gắn với đổi mới sáng tạo, tài chính xanh, công nghệ tài chính, tài chính thương mại” – ông Minh thông tin

Cũng theo ông Minh, Đà Nẵng dự kiến huy động tối đa các nguồn lực đầu tư tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, hệ thống cung cấp năng lượng và các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng xã hội hiện đại theo mô hình đô thị thông minh.

Mặt khác, thành phố Đà Nẵng sẽ làm việc với các nhà đầu tư chiến lược để nghiên cứu khả năng tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển Khu phức hợp trung tâm tài chính và các dịch vụ đi kèm tại Đà Nẵng.

Để chuẩn bị cho việc xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng, trao đổi thêm với báo chí, ông Trần Chí Cường – phó chủ tịch UBND Đà Nẵng – cho biết, thành phố đã bố trí quỹ đất sạch với điều kiện vị trí kết nối, hạ tầng thuận lợi để thiết lập khu phức hợp, văn phòng, nghỉ dưỡng cao cấp và khu dịch vụ công nghệ tài chính.

Trong dài hạn ,Đà Nẵng sẽ nghiên cứu tạo quỹ đất mới mở rộng thêm 62 ha để gia tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư chiến lược và thu hút các nhà đầu tư khác vào Trung tâm tài chính Đà Nẵng.

Ưu đãi về thuế chưa đủ mà khuôn khổ pháp lý phải minh bạch, thuận lợi

Góp ý cho Chính phủ Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, ông Andy Khoo – tổng giám đốc Tập đoàn Terne Holdings – cho rằng việc học hỏi từ các mô hình thành công như Singapore, trung tâm tài chính Dubai… trên thế giới là vô cùng quan trọng.

Bằng cách tận dụng thế mạnh của Việt Nam và các cơ hội trong khu vực, trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng cần tập trung vào tài chính xanh, tài chính thương mại và đổi mới kỹ thuật số. Điều này sẽ giúp trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng tạo sự khác biệt rõ nét.

Gợi mở chính sách cho Việt Nam về xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư toàn cầu vào trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng, tiến sĩ Andreas Baumgartner EMBS – Viện Metis – cho biết cần có cơ chế ưu đãi. Ông ví dụ, trung tâm tài chính Dubai có chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp rất hấp dẫn với mức 0%. Đây là yếu tố quan trọng thu hút các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động đầu tư.

Để thành công với trung tâm tài chính quốc tế, theo tiến sĩ Andreas Baumgartner, Việt Nam cần có môi trường quản trị và pháp lý mạnh mẽ, minh bạch và đáng tin cậy.

“Chỉ nên coi cơ chế ưu đãi là công cụ thu hút ban đầu, còn để Trung tâm tài chính quốc tế phát triển thì Việt Nam cần cung cấp nền tảng gồm quản trị minh bạch, khuôn khổ pháp lý thuận lợi, hạ tầng tiên tiến và hệ sinh thái liền mạch qua đó thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng.

Ngoài ra, mỗi Trung tâm tài chính quốc tế cần xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên và mức độ ưu tiên đối với từng lĩnh vực. Điều này giúp xây dựng các cơ chế ưu đãi có trọng tâm trọng điểm, hỗ trợ trực tiếp quá trình răng trưởng và phát triển của các ngành” – tiến sĩ Andreas Baumgartner khuyến nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh những gợi mở của các nhà tư vấn rất giá trị cho Việt Nam.

Việc xây dựng 2 trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng cho thấy Việt Nam kỳ vọng trở thành một phần quan trọng đối với sự phát triển của thế giới.

Muốn thúc đẩy sự phát triển bền vững, muốn người dân có cuộc sống hạnh phúc thì trung tâm tài chính là lựa chọn chiến lược của Việt Nam.

Theo phó thủ tướng, Trung tâm tài chính quốc tế muốn thành công thì phải có hạ tầng pháp luật sẽ thông thoáng, cởi mở minh bạch đáng tin cậy và đạt đẳng cấp, tiêu chuẩn quốc tế.

Về nhân lực, hai thành phố cần chuẩn bị đội hình chuyên gia đưa đi tới các trung tâm tài chính quốc tế trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm, đảm bảo có thể vận hành trung tâm tài chính quốc tế ở TP.HCM và Đà Nẵng.

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: