Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
16 lượt xem

Sinh viên lo bị AI cạnh tranh việc làm

Sinh viên lo bị AI cạnh tranh việc làm - Ảnh 1.

Sinh viên Nguyễn Lê Tâm Như – Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) – đặt câu hỏi về xây dựng thương hiệu cá nhân thế nào trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin – Ảnh: VŨ TUẤN

Đó là chia sẻ của các diễn giả tại buổi tọa đàm “Cơ hội việc làm trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI)” diễn ra ngày 9-1, tại Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tọa đàm thu hút hàng nghìn sinh viên đến dự. Nhiều bạn bày tỏ lo lắng bị AI cạnh tranh việc làm, làm thế nào để khởi nghiệp trong thời đại bùng nổ công nghệ AI…

Học sinh lớp 4 dùng AI tạo hàng trăm ảnh, video người mẫu quảng cáo

Tại Hội thảo việc làm cho sinh viên trong thời đại công nghệ số, bà Nguyễn Mến, chủ tịch Tập đoàn GBM, cho hay doanh nghiệp của bà đã dùng trí tuệ nhân tạo thay thế cho hàng trăm vị trí việc làm trong công ty, từ marketing, truyền thông, bán hàng đến cả người mẫu quảng cáo.

Ban tổ chức trình chiếu một loạt ảnh, video người mẫu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thời trang, nhiều sinh viên không thể phân biệt được đâu là người mẫu thật, đâu là người mẫu do AI tạo.

Điều bất ngờ hơn, trong số loạt ảnh, video tạo bằng AI này lại do con trai bà Mến đang học lớp 4 tạo ra.

Thành thạo AI có phải học nữa không? - Ảnh 2.

Các diễn giả hướng sinh viên dùng AI làm công cụ để làm việc – Ảnh: VŨ TUẤN

Theo bà Mến, nếu thành thạo AI thì việc một cậu học sinh tiểu học làm được hàng trăm video quảng cáo, thay thế cho cả ê kíp là chuyện bình thường. Cơ hội việc làm của sinh viên nói chung và sinh viên ngoại ngữ nói riêng sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi AI.

“Doanh nghiệp cần nhân sự sử dụng AI để làm việc chứ không cần nhân sự làm những việc mà AI có thể làm được”, bà Mến nói.

Vì thế, theo bà Mến, ngoài kiến thức chuyên môn trong trường đại học, kỹ năng hàng đầu mà sinh viên cần để xin việc là biết dùng AI làm công cụ. 

Bên cạnh đó là những kỹ năng mà AI không thể có được như con người, chẳng hạn kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, phân tích, nắm bắt cảm xúc của khách hàng…

Thành thạo AI có phải học không?

Sinh viên lo bị AI cạnh tranh việc làm - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Tuấn Anh khẳng định kiến thức trong trường học là nền tảng để sinh viên phát triển sự nghiệp – Ảnh: VŨ TUẤN

Đây là câu hỏi của nhiều sinh viên khi đặt vấn đề làm thế nào để cạnh tranh việc làm với AI. Bạn Hoài Thương, sinh viên năm 3 khoa sư phạm tiếng Anh, băn khoăn trong thời đại bùng nổ AI, sinh viên làm thế nào để chọn ra hướng tốt nhất cho mình khởi nghiệp?

Còn cô sinh viên năm thứ nhất khoa ngôn ngữ Anh Nguyễn Lê Tâm Như thì đặt vấn đề khi bùng nổ AI, các doanh nghiệp đều ứng dụng AI thì xây dựng thương hiệu riêng của cá nhân, của doanh nghiệp như thế nào? Trong khi đó, muốn thành công trong công việc, kinh doanh phải xây dựng được thương hiệu cá nhân, khẳng định được sự khác biệt.

Bà Nguyễn Mến cho hay kinh nghiệm từ thực tế doanh nghiệp của bà là thay đổi tư duy của nhân viên lâu năm. “Chúng tôi đưa công nghệ vào công việc không phải để thay thế nhân sự mà là để nhân sự dùng công nghệ nâng cao hiệu suất làm việc”, bà Mến khẳng định.

Diễn giả Nguyễn Tuấn Anh – trưởng ban sinh viên báo Tiền Phong – chia sẻ: Kiến thức, kỹ năng trong trường đại học chỉ chiếm 10% lượng kiến thức để đáp ứng yêu cầu của công việc sau này. Tuy nhiên, 10% ấy là cốt lõi, là nền tảng cho bất cứ công việc nào.

Cụ thể, ông Tuấn Anh cho hay: 10% kiến thức trong trường học chính quy, 20% kiến thức tiếp nhận được từ những người chung quanh và 70% kiến thức có được từ thực tế công việc.

“AI chỉ là công cụ để làm việc, vì thế dùng công cụ ấy như thế nào để công việc hiệu quả nhất lại đòi hỏi kỹ năng của sinh viên. Lượng kiến thức trong nhà trường chỉ chiếm 10% kiến thức để làm việc nhưng nó là nền tảng, nếu không có nền tảng vững chắc các bạn sẽ khó có những kiến thức, kỹ năng khác”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Sinh viên lo bị AI cạnh tranh việc làm - Ảnh 4.

70 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng giới thiệu cơ hội việc làm cho sinh viên tại Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) – Ảnh: VŨ TUẤN

Sinh viên lo bị AI cạnh tranh việc làm - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Tuấn Anh giải đáp thắc mắc AI không thể thay thế toàn bộ kỹ năng của con người – Ảnh: VŨ TUẤN

Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: