Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
15 lượt xem

Từ 1/1/2025, xe máy mắc lỗi nào sẽ bị tước quyền sử dụng bằng lái?

Do tính chất công việc nên tôi dành phần lớn thời gian di chuyển ngoài đường, điều này khiến nguy cơ mắc lỗi vi phạm giao thông của tôi khá cao.

Đặc biệt là những lỗi nghiêm trọng có thể dẫn đến việc bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Đây là điều khiến tôi lo lắng, bởi nếu bị tước bằng lái, tôi sẽ không thể tiếp tục công việc, đồng nghĩa với việc mất nguồn thu nhập chính của gia đình.

Vì vậy, tôi mong được giải đáp rõ ràng về các lỗi vi phạm của xe máy có thể dẫn đến bị phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo quy định mới tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/1).

Việc nắm rõ những quy định này sẽ giúp tôi cẩn trọng hơn khi tham gia giao thông, tránh mắc phải các lỗi nghiêm trọng và đảm bảo công việc cũng như nguồn thu nhập của gia đình.

Độc giả Minh Thắm

Luật sư tư vấn:

Căn cứ điểm b và điểm c khoản 12 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu mắc các lỗi sau đây còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn. Cụ thể:

1. Các lỗi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng

– Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.

– Điều khiển xe thành nhóm từ hai xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

– Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước.

– Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

– Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

2. Các lỗi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng

– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ.

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

– Tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ.

Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM

Luật sư Phạm Thanh Hữu
Đoàn luật sư TP HCM



Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: