Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm các nội dung đăng trên websites, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "Baoangiang.com". (Ví dụ: "tin tức hôm nay" Baoangiang.com). Tìm kiếm ngay
70 lượt xem

Ăn ốc có nên bỏ đuôi?

Đuôi ốc chứa nhiều sạn, bẩn, có nên loại bỏ khi ăn, nếu ăn có bị ngộ độc hay nhiễm sán, nhiễm khuẩn? (Trường, 22 tuổi, Hà Nam)

Trả lời:

Ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Luộc ốc chưa kỹ bị nhiễm ký sinh trùng, người ăn nguy cơ cao mắc các bệnh về tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, phù nề chân tay, ung thư hoặc các bệnh nguy hiểm khác do ký sinh trùng.

Dân gian có cấu “đầu lươn, đuôi ốc”. Khi ăn ốc, bạn nên loại bỏ phần đuôi ốc do chứa nhiều chất bẩn, không tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là người tiêu hóa kém, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ… Trước khi ăn, nên sơ chế sạch bằng cách ngâm ốc trong nước sạch nhiều lần hoặc ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn rồi mới nấu.

Ốc nhiều protein nên những người bị gout, viêm khớp cần hạn chế. Natri trong ốc cũng khiến bệnh tiểu đường, thận trở nên trầm trọng. Những người bị ho, hen nên tránh ăn hải sản.

Người có tiền sử bị dị ứng với hải sản nói chung và ốc nói riêng thì không nên ăn ốc vì rất dễ bị đau bụng, nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh
Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội


Thông báo: Baoangiang.com rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cũng như bài vở của bạn đọc gần xa. Quý bạn đọc có tin bài muốn cộng tác xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc zalo: 0909090909.

Chúng tôi sẽ có nhuận bút tương xứng với chất lượng của bài viết nếu bài viết của Quý đọc giả được chọn để đăng trên trang của chúng tôi. Xin cám ơn!

Bài viết mới cập nhật: